Tháng 4 được coi là mộ🗹t trong những tháng ẩm ướt nhất trong năm ở Ethiopia, nhưng tại ngôi làng Hargududo ở vùng Somali, phía đông nam đất nước, không khí vẫn rất nóng, khô và đầy bụi bặm, bên cạnh mặt đất cằn cỗi và nứt nẻ. Hầu như không có một giọt mưa nào ở Hargududo trong 18 tháng qua.
Những cảnh quay được ghi lại vào tháng 4 cho thấy dê, bò và lừa chết la liệt gần những túp lều tranh xơ xác, ảnh hư𝕴ởng nghiêm trọng đến cuộc sống của ꦐ200 hộ chăn nuôi gia súc tại Hargududo.
"Nhiều người có 300 con dê trước khi hạn hán, giờ chỉ còn lại 50 đến 60 con. Một số gia đình thậm chí không còn gia súc nào sống sót", Hussein Habil (52 tuổi), dân làng Hargududo, nói với AFP.
♉Không chỉ Hargududo, câu chuyện bi thảm đang diễn ra trên toàn bộ vùng đất phía nam Ethiopia. Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc ước tính có tới 6,5 t💯riệu người ở Ethiopia - chiếm hơn 6% dân số - đang bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng vì hạn hán.
Thiếu mưa đã giết chết gần 1,5 triệu gia súc, khoảng 2/3 trong số đó ở vùng Somali, cho thấy "tình hình đã trở nên đáng báo động như thế nào". Ngay cả những con vật sống sót cũng gầy yếu đến mức khiến giá trị của chúng giả🐭m mạnh.
"Trước đợt hạn hán này, chúng tôi là những người du mục thuần túy, phụ thuộc vào động vật để lấy 💝thịt, sữa và tiền. Nhưng ngày nay, hầu hết chúng tôi định cư trong các ngôi làng. Không còn tương lai cho lối sống du mục vì không còn động vật để làm đàn. Cuộc sống du mục của chúng tôi đã kết thúc", Tarik Muhamad 🅠(50 tuổi), một người chăn gia súc ở Hargududo, chia sẻ.
Ở Đông Phi, tần suất hạn hán đã tăng gấp🌺 đôi từ sáu năm một lần lên ba năm một lần kể từ năm 2005, theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc. Tại các khu vực khô hạn và bán khô hạn, một số đợt hạn hán đã kéಞo dài bất thường.
ಌNhững hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán và sóng nhiệt được dự báo là sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong những thập kỷ tới do nóng lên toàn cầu gây ra bởi hoạt động của con người.
Các൩ mô hình khí hậu cho thấy Ethiopia sẽ ấm nên từ 1,4°C 🅠đến 2,9°C vào những năm 2050, theo Chiến lược Kinh tế Xanh và Thích ứng với Khí hậu của Ethiopia. Nhiệt độ cao hơn trong tất cả các mùa có khả năng dẫn đến tốc độ bay hơi nước cao hơn, khiến đất mất độ ẩm nhanh hơn.
Ethiopia đã phải chịu đựng 10 đợt hạn hán lớn kể từ năm 1980. Với 85% người dân sống ở các vùng n🐽ông thôn và hầu hết dựa vào canh tác tự cung tự cấp để tồn tại, những thay đổi ngày càng tăng của khí hậu đang gây khó khăn cho việc trồng trọt, khiến họ đối mặt với nhඣững ngày thiếu thức ăn và nước uống.
Đoàn Dương (Theo AFP)