Sự biến động lớn trên thị trường tiền tệ đã ảnh hưởng lớn lên tài sản toàn cầu, khiến con số này lần đầu co lại từ sau khủng𒈔 hoảng tài chính. Dù vậy, khoảng cách giàu nghèo lại càng tăng, với 1% người giàu nhất thế giới hiện sở hữu 50% tài sản toàn cầu, theo báo cáo Global Wealth vừa được Cresit Suisse công bố.
Tổng tài sản toàn cầu đã giảm 12.400 tỷ USD, xuống 250.100 tỷ USD. Đồng đôla mạnh lên là tâm điểm của bức tranh tài sản thế giớiไ năm nay, do khi chuyển sang USD, hầu hết của cải các khu vực giảm xuống, tr🍬ừ Trung Quốc và Bắc Mỹ.
Đây là lần đầu tiên tài sản toàn cầu giảm từ sau khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Tuy nhiên, khi loại bỏ biến động tỷ giá, xu hướng chung vẫn là tăng qua mỗi năm, trừ thời kỳ khủng hoảng. Số triệu phú cũng giảm xuống 33,7 triệu người năm nay, từ 36,1 triệu người năm ngoái, CNBC trích báo cáo cho biết.
So với năm 2000, tổng tài sản toàn cầu đã tăng gấp đôi. Riêng Trung Quốc là gấp 5.💜 Đây cũng là lần đầu tiên số ngườ🐠i thuộc tầng lớp trung lưu của Trung Quốc vượt Mỹ - 109 triệu người với 92 triệu người.
"Rất khó để nhận ra lực đẩy đằng sau sự thay đổi về bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, giá trị các tài sản tài chính - đặc biệt là cổ phiếu - có thể là một yếu tố quan trọng, do người giàu sở hữu đáng kể tài sản dưới dạng công cụ tài🍃 chính", báo cáo nhận xé♏t.
Mỹ đứng dầu danh sách các nước về số tài sản tăng thêm, với 4.60ꦗ0 tỷ USD, kém hơn so với năm ngoái, nhưng vẫn là đáng kể so với toàn cầu. Trong khi đó, tài sản tại Trung Quốc tăng 1.500 tỷ USD và Anh là 360 tỷ USD.
Những nước có tài sản giảm ꦯmạnh là Pháp, Đức, ♉Italy và Tây Ban Nha. Đây đều là các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone).
Hà Thu