Người biểu tình gõ trống, mang cờ và🧸 biểu ngữ, kêuꩲ gọi chính phủ của Tổng thống cánh hữu Ivan Duque ngăn chặn nạn tham nhũng, tăng lương tối thiểu và tăng chi tiêu cho giáo dục.
"Chính phủ hiện tại nghĩ rằng mức lương tối thiểu là đủ để tồn tại, nhưng không phải vậy", Natalia Rodriguez, một công dân Colombia 25 tuổi, nói khi đang t🎐iến về phía Văn phòng Tổng t♑hống Duque. Cô làm việc cho một công ty điện thoại di động với thu nhập 240 USD/tháng.
Cảnh sát chống bạo động phải sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông và giải vây cho các con phố bị người biểu tình tràn xuống ở Bogota. 11 cảnh sát bị thương trong các cuộc đụng độ với người biểu tình ở thành phố Cali, phía tây đất nước🎐, buộc thị trưởng thành phố phải ban hành lệnh giới ngh🎶iêm từ 19h.
Phát biểu trên truyền hình nhà nước tối 20/11, Tổng thống Duque, người nhậm chức được 15 tháng, thừa nhận nhữnꦗg vấn đề mà chính phủ ông đang phải đối mặ♓t, trong khi tỷ lệ ủng hộ hoạt động của Tổng thống giảm 26%. Song Duque lên án các hành vi bạo lực.
"Chúng tôi biết có rất nhiều thách thức mà đất nước phả𝔉i vượt qua và nhiều yêu cầu xã hội là phù hợp. Tuy nhiên, có một số phần tử coi quyền biểu tình là cơ hội kích động. Chính phủ sẽ không cho phép những người này đưa đất nước chìm vào xung đột", Duque nói.
Chính quyền Duque cũng chuẩn bị các biện pháp an ninh nhằm tránh đi vào vết xe đổ của các quốc gia láng giềng Nam Mỹ như Bolivia và Chile, nơi các cuộc biểu tình dâng ca🥂o thành các 🎃vụ đụng độ bạo lực, đốt phá, cướp bóc.
Colombia triển khai 170.000 nhân viên an ninh, phong tỏa biên giới tr♊ên bộ và trục xuất hơn 20 người nước ngoài bị cáo buộc xúi giục biểu tình. Quân đội đ🎃ược đặt trong tình trạng báo động cao, với hàng loạt nhân viên được triển khai trên đường phố.
Các trạm kiểm soát quân sự được thiết lập tại cửa ngõ dẫn vào Bogota, cảnh sát cũng được triển khai tìm kiếm vũ khí và chất nổ. Hầu hết các trường học, doanh nghiệp đóng cửa, các tòa nhà văn phòng và ✱ngân hàng cũng trong tình trạng tương tự.
Một số người biểu ♛tình cáo buộc Tổng thống Duque và đồng minh thuộc đảng Trung tâm Dân chủ cầm quyền bôi nhọ họ. Các thủ lĩnh biểu tình hôm 21/11 còn nói họ bị đe dọa.
Colombia, quốc gia Nam Mỹ với gần 50 triệu dân, giáp các nước Venezuela, Brazil, Ecuador, Peru, Panama, là nền kinh tế lớn thứ tư Mỹ Latin với dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chính. Dù kiဣnh tế Colombia phát tr𒉰iển nhanh hơn so với hầu hết các nước Mỹ Latin khác, người biểu tình vẫn đưa ra các vấn đề như, tỷ lệ thất nghiệp 10,2%, lo ngại chính phủ giảm trợ cấp hưu trí, gần 300 nhà hoạt động nhân quyền bị các nhóm tội phạm tấn công từ 2016, theo Văn phòng Tổng chưởng lý Colombia.
Mai Lâm (Theo WSJ)