10 điểm mua sắm thú vị ở TP HCM dưới đây là một trong các hạng mục thuộc danh sách 100 điều thú vị về TP HCM do Sở du lịch TP HCM công bố đầu tháng 12, dựa trên hơn 104.000 lượt bình chọn. Danh sách được chia𝐆 thành 10 hạng mục gồm chương trình tham quan, điểm tham quan, điểm giải trí - chương trình giải trí, điểm mua sắm, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng - quán ăn, quán cà phê, điểm check in, sự kiện du lịch- văn hóa - thể thao và món ngon.
Cà phê Chợ Đồ Cổ
Hoạt động chính thức từ năm 2013, chợ đồ cũ, đồ cổ được coi là nơi buôn bán hoài niệm và tìm lại hồi ức Sài🔯 Gòn xưa. Chợ nằm trong một quán cà phê ở hẻm trên đường Nơ Trang Long. Hàng tuần, chợ bắt đầu từ 6h tới hơn 14h các ngày thứ bảy và chủ nhật. Vé vào cửa 40.000 đồng mỗi người nhưng có thể dùng để đổi một món ăn hoặc đồ uống.
Đồ cổ ở đây chủ yếu mua lại từ gia quyến của những nhà sưu tầm quá cố, Việt kiều♌ hoặc l🌃ấy từ các mối do khách quen giới thiệu. "Hàng hóa phải được minh bạch về xuất xứ, nguồn gốc cũng như giá cả. Nếu người bán cố tình làm sai, bị phát hiện sẽ không được bán trong những phiên chợ kế tiếp", ông Thành cho hay.
Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành xây dựng từ năm 1912, có tổng diện tích hơn 13.000 m2, là một trong những công trình biểu tượng của TP HCM, thu hút nhiều người dân, du khách. Ngôi chợ có 16 cửa, trong đó có 4 cửa lớn Đông, Tây, Nam, Bắc. Chợ được chia làm 4 khu vực với 11 ngành hàng, khu vực 1 và 2 ch💧ủ yếu🌜 là các gian vải sợi và quần áo; khu vực 3, 4 là hàng tạp phẩm, tạp hóa, mỹ phẩm, thực phẩm, công nghệ chế biến, hàng tươi sống và đồ uống... Chợ có hơn 1.400 hộ với chừng đó sạp kinh doanh.
Chợ Bình Tây
Chợ Bình Tây được biết đến với✨ tên gọi Chợ Lớn (mới) do thương gia người Hoa là Quách Đàm bỏ tiền xây năm 1928 theo kỹ thuật của Pháp. Kiến trúc hình bá🍨t quái được cho là nét độc đáo nhất của chợ, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ.
Từ năm 2016 đến năm 2018, chợ ngưng hoạt động để nâng cấp, sửa chữa toàn diện. Tháng 4/2017, UBND TP HCM quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với công trình kiến trúc nghệ thuật chợ Bình Tây (đường Tháp Mười, quận 6). Mọi hoạt ไđộng𒉰 xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ đều bị nghiêm cấm.
Crescent Mall
Crescent Mall là trung tâm thương 🅰mại đạt tiêu chuẩn quốc tế, nằm trong khu đღô thị mới Phú Mỹ Hưng, thuộc đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP HCM. Trung tâm này do công ty Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư, có tổng diện tích 112.000 m2, cung cấp 120 cửa hàng bán lẻ, 6.000 m2 siêu thị, khu chiếu phim hiện đại, khu ẩm thực quốc tế, hàng loạt nhà hàng và quán café ngoài trời.
Đường sách TP HCM
Đoạn đường Nguyễn Văn Bình, quận 1 dài khoảng 100 m là Đường sách với nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa đọc. Con đường này có hai khu cà phê sách, bên hông Bưu Điện TP HCM, là nơi bạn đọc vui chơi, thư giãn, nơi tổ chức các tọa đàm, buổi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Tiếp đến là các kios bán sách, báo, tạp chí, vật phẩm văn hóa, khu sân chơi - đọc sách cho trẻ em. Bên cạnh đó là khu trưng bày, triღển lãm sách, báo, tranh ảnh, vật phẩm văn hóa theo chủ đề từng tháng, khu mua bán, trao đổi sách cũ, các bộ sưu tập vật phẩm - ấn phẩm quý hiếm.
Hệ thống trung tâm thương mại Vincom tại TP HCM
Tại TP HCM, có 13 TTTM Vincom đang hoạt động, trải dài tại các quận, huyện chính trên địa bàn thành phố. Du khách lưu trú tại quận trung tâm như quận 1, quận 3 hay quận Bình Thạnh có thể ghé Vincom Đồng Khởi, Vincom Center Landmark 81. Tương tự như nhiều𒊎 TTTM khác, tại đây bày bán nhiều thương hiệu thời trang, 𝄹mỹ phẩm, trang sức tên tuổi, các chuỗi cửa hàng ăn uống, cà phê và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ người dân, du khách.
Chợ hoa Hồ Thị Kỷ
Chợ hoa Hồ Thị Kỷ nằm giữa trung tâm quận 10 thành phố, lọt thỏm trong các con hẻm bao qu⛎anh khu chung cư cũ Lê Hồng Phong. Đây là điểm tập kết hoa lớn nhất Sài Gòn. Ngôi chợ hoạt động từ năm 1987, bày bán hàng trăm loại khác nhau, được ví như Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn. Hoa ở đây được các thương lái vận chuyển từ khắp các vựa hoa lớn nhất đến từ Đà Lạt và các tỉnh miền Tây như Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
Phố đồ cổ Lê Công Kiều
Đường Lê Công Kiều (quận 1) là một trong những điểm bán đồ cổ tồn tại lâu năm nhất ở Sài Gòn. Con đường chỉ dài chừng 200 mét nhưng có đến hàng chục cửa hàng lớn nhỏ, bày bán nhiều món đồ cổ từ tiền, tượng Phật, những chiếc bình gốm thời nhà Nguyễn, nhà Thanh đến cả các món vật dụng như chén, đĩa, đèn măng-xông, bát nhang, lư đồng, bát nhang. Có cửa hàng chuyêꦜn đồ đồng, có chỗ chuyên đồ gốm sứ. Xuất xứ hàng cũng tuỳ loại, có cả đồ từ các nơi trên thế giới. Người mua chỉ 🍌cần đi bộ và lướt nhìn là có thể khoanh vùng địa điểm để tìm món đồ theo ý muốn. Các món đồ thông thường ở đây có giá từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng
Trung tâm thương mại Takashimaya
Trung tâm thương mại đầu tiên của Takashimaya ở Việt Nam đi vào hoạt động năm 2016, tại khu vực sầm uất của TP HCM. Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản đã đầu tư 32 triệu USD cho khu mua sắm đặt tại 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, rộng hơn 15.000 m2, gồm 5 tầng củ🐷a cao ốc Saigon Centre. Du khách có thể đến đây mua sắm món đồ thời trang, mỹ phẩm, trang sức của các thương hiệu tên tuổi trên thế giới. Trung tâm thương mại này cũng thường xuyên có các hoạt động giải trí, chương trình kích cầu mua sắm vào các dịp lễ, Tết, sự kiện đặc biệt của thành phố.
Bích Phương