10. Brazil - World Cup 1974. Đội b🌟óng Nam Mỹ dự giải với tư cách nhà vô địch và là đội giữ vĩnh viễn cup "Nữ thần vàng". Tuy nhiên, HLV Mario Zagallo đã vứt bỏ lối chơi tấn công mê hoặc ở Mexico bốn năm trước. Những ngôi sao như Jairzinho và Rivellino được yêu cầu đá thực dụng. Họ cũng được cảnh báo về thể lực khủng khiếp của bóng đá châu Âu. Brazil dự World Cup 1974 với tâm lý sợ hãi. Họ hòa Scotland và Nam Tư ở trận mở màn, trước khi có vé vào vòng bảng thứ hai nhờ chiến thắng trước Zaire. Tuy nhiên, đội bóng vàng xanh gặp thử thách lớn mang tên Hà Lan trên con đường vào chung kết. Không còn Pele, Carlos Alberto và Tostao, họ trở thành một tập🌄 thể rời rạc và bị đội bóng của Johan Cruyff đánh bại.
9. Tây Đức - World Cup 1982. "Những cỗ xe tăng" dù giành ngôi á quân trên đất Tây Ban Nha, họ là đội vấp phải nhiều chỉ trích nhất khi rời giải. Bắt đầu từ trận thắng 1-0 trước Áo ở vòng bảng, điều kiện đủ để hai đội cùng dắt tay nhau đi tiếp. Sau khi Horst Hrubesch mℱở tỷ số ở phút thứ 10, hai đội đã đi bộ trên sân và chờ tiếng còi mãn cuộc. Tới trận bán kết gặp Pháp, làn sóng chỉ trích Tây Đức càng dâng cao khi thủ thành Harald Schumacher vào bóng như một gã đồ tể, triệt hạ Patrick Battiston và khiến cầu thủ áo lam bất tỉnh trên sân.
8. Anh - World Cup 2010. Đại diện xứ sương mù được khoác lên cụm từ mỹ miều "thế hệ vàng" khi đến Nam Phi. Người Anh kỳ vọng, những Steven Gerrard, Frank Lampard, John Terry, Ashley Cole sẽ tạo nên một kỳ World Cup tuyệt vời trước khi giải nghệ. Tuy nhiên, thực tế khác xa mong muốn của CĐV Anh. Thầy trò Fabio Capello trình diễn bộ mặt bạc nhược. Thủ thành Robert Green mắc bàn thua ngớ ngẩn trong trận gặp Mỹ. Wayne Rooney chửi thề trướ๊c ống kính máy quay. "Tam Sư" kết thúc chuyến hành trình toàn kỷ niệm buồn bằng trận thua Đức 1-4 ở vòng 1/8, trong đó có cú dứt điểm nổi tiếng của Lampard, đưa bóng qua vạch vôi gần một met nhưng không được công nhận.
7. Uruguay - World Cup 1986. Đội tuyển hai lần vô địch thế giới vào bảng tử thần, gồm á quân Tây Đức, Đan Mạch và Scotland. Sau trận hòa 1-1 với Tây Đức, Uruguay thảm bại 1-6 trước Đan Mạch. Đại diện Nam Mỹ bị FIFA phạt tiền và dọa đuổi khỏi giải vì lối ♛chơi bạo lực, đinh điểm là việc Miguel Bossio nhận thẻ đỏ. Ở trận cuối gặp Scotland, Jose Batista nhận thẻ đỏ nhanh nhất lịch sử World Cup, ở giây൩ 39, khi phạm lỗi thô bạo với Gordon Strachan. Uruguay bị tẩy chay, dù may mắn giành quyền đi tiếp. Tại vòng 1/8, họ bị Argentina của Diego Maradona đánh bại.
6. Pháp - World Cup 2010. Giành vé đến Nam Phi một cách đầy tai tiếng nhờ bàn tay của Thierry Henry ở trận play-off với Ireland, Pháp tiếp tục tự làm hoen ố hình ả♔nh bằng những rắc rối trên đất Nam Phi. Không những bị loại ngay vòng bảng với vỏn vẹn một điểm, "Những chú gà trống" còn lục đục nội bộ. Nicolas Anelka lăng mạ HLV Raymond Domenech và bị trục xuất khỏi đội tuyển. Một số đồng đội đứng về phía Anelka và đe dọa tẩy chay trận đấu cuối cùng vòng bảng. Pháp về nước giữa cơn mưa chỉ trích từ người hâm mộ, còn Domenech cũng mất việc sa𓂃u World Cup 2010.
5. Bolivia - World Cup 1950. Đại diện Nam Mỹ hy vọng có thể cải thiện được thành𓄧 tích so với lần đầu tiêღn tham dự trước đó 20 năm, nơi họ bị Brazil và Nam Tư cùng đè bẹp với tỷ số 4-0. Tuy nhiên, mọi chuyện trên đất Brazil thậm chí còn tồi tệ hơn. Tại bảng đấu của Bolivia, Pháp xin rút vào giờ chót, và chỉ còn hai đội tuyển tham dự để tranh một suất vào vòng kế tiếp. Tại cuộc đấu trực tiếp với Uruguay, Bolivia thua 0-8 và rời World Cup 1950 chỉ với một trận đấu.
4. Thụy Điển - World Cup 1990. Đội bóng Bắc Âu được đánh giá cao trước khi đến Italy dự vòng chung kết World Cup 1990. Thụy Điển có sự pha trộn của những cựu binh dày dạn kinh nghiệm như Johnny Ekstrom và Roland Nilsson, cùng các ngôi sao trẻ nh🌳ư Tomas Brolin, Anders Limpar. Dù vậy, áp lực khổng lồ đã "giết chết" khả năng của thầy trò Olle Nordin. Thụy Điển thua🐠 0-2 trước Brazil ở trận mở màn, rồi phơi áo 1-2 trước Scotland. Ở trận cuối gặp Costa Rica, Thụy Điển không nhận bất cứ sự cổ vũ nào dù chiến thắng.
3. Hy Lạp - World Cup 1994. Đội bóng Nam Âu dự vòng chung kết World Cup đầu tiên với nhi🌞ều hy vọng. Tuy nhiên, mọi thứ sụp đổ ngay sau trận khai mạc, thua Argentina 0-4. Hai trận tiếp theo của Hy L𒁏ạp, gặp Nigeria và Bulgaria, cũng không khá hơn. Kết thúc vòng bảng, Hy Lạp thua cả ba trận và lot lưới 10 lần. HLV Alketas Panagoulias từ chức ngay sau giải đấu, và tự nhận "bị tan nát trái tim". Rất nhiều tuyển thủ Hy Lạp quyết định từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế ngay sau giải đấu trên đất Mỹ.
2. El Salvador - World Cup 1982. El Salvador có kỷ niệm buồn dự World Cup trong lần đầu tiên khi bị Hungary vùi dập với tỷ số 1-10. Đây là thất bại đậm nhất trong lịch sử World Cup, trong đó cầu thủ dự bị Laszlo Kiss lập hat-trick trong vòng bảy phút. Thất bại nặng nề khiến cả nước El Salvador đau đớn. Các cầu thủ thậm chí đã thực hiện một cuộc đảo chính, chống lại ban huấn luyện. Họ tự bảo nhau chơi bóng khi gặp Bỉ và Argentina. Dù không thoát thua, tỷ số 0-1 và 0-2 rõ ràng là dễ chấp nhận hơn nhiều với CĐV El Salvador. Khi trở về quê nhà, nhiều tuyển thủ El Salvador vẫn chưa hết sốc vì trận thua đậm trước Hungary.
1. Zaire - World Cup 1974. Đội bóng ở ven sa mạc Sahara bị sức ép khủng khiếp sau hai trận thua Scotland 0-2 và Nam Tư 0-0. Tổng thống Zaire, Mobutu đăng đàn từ quê nhà, rằng nếu họ để lọt lưới quá ba bàn trước Brazil ở lượt đấu cuối, toàn đội sẽ không được phép về nhà. 11 cầu📖 thủ Zaire đã làm hết sức để thực hiện nhiệm vụ giao phó khi chỉ thua Brazil 0-3. Tuy nhiên, với 14 bàn thua sau ba trận, đội tuyển Zaire vẫn khiến Tổng thống Mobutu cho là "đã làm xấu mặt cả lục địa đen".
Thắng Nguyễn
Ảnh: AFP, Reuters