Nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Mỹ, cho biết, họ chỉ cần hai năm nữa để tạo ra một phôi lai bằng cách đưa gene của một con voi ma mút đã tuyệt chủng được bảo quản trong lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực vào phôi thai của một con voi châu Á, theo Mother Nature Network. Loài sinh vật mới sẽ được gọi là mammophant. Nó hơi giống voi, nhiều lông và có tai nhỏ. Ảnh: Wikimedia.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Mỹ, cho biết, họ chỉ cần hai năm nữa để tạo ra một phôi lai bằng cách đưa gene của một con voi ma mút đã tuyệt chủng được bảo quản trong lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực vào phôi thai của một con voi châu Á, theo Mother Nature Network. Loài sinh vật mới sẽ được gọi là mammophant. Nó hơi giống voi, nhiều lông và có tai nhỏ. Ảnh: Wikimedia.
Năm 1997, thế giới chỉ còn sót lại duy nhất một con dê rừng Pyrenees còn sống mang tên Celia. Các nhà kiểm lâm tìm thấy cá thể sót lại này tại Công viên quốc gia Ordesa, Tây Ban Nha. Celia sau đó chết do bị cây đổ đè lên năm 2000. Các nhà khoa học người Pháp và Tây Ban Nha đưa ADN lấy từ tế bào của Celia vào trứng dê nhà bị hút bỏ vật liệu di truyền. Sau đó, họ cấy trứng vào tử cung của dê nhà. Kết quả họ tạo ra thành công dê rừng Pyrenees nhân bản, nhưng nó chết sau khi sinh 7 phút do không thể thở bình thường. Ảnh: Joseph Wolf.
Năm 1997, thế giới chỉ còn sót lại duy nhất một con dê rừng Pyrenees còn sống mang tên Celia. Các nhà kiểm lâm tìm thấy cá thể sót lại này tại Công viên quốc gia Ordesa, Tây Ban Nha. Celia sau đó chết do bị cây đổ đè lên năm 2000. Các nhà khoa học người Pháp và Tây Ban Nha đưa ADN lấy từ tế bào của Celia vào trứng dê nhà bị hút bỏ vật liệu di truyền. Sau đó, họ cấy trứng vào tử cung của dê nhà. Kết quả họ tạo ra thành công dê rừng Pyrenees nhân bản, nhưng nó chết sau khi sinh 7 phút do không thể thở bình thường. Ảnh: Joseph Wolf.
Hổ Tasmania có nguồn gốc ở Australia là loài thú ăn thịt có túi lớn nhất trong thời hiện đại. Loài động vậy này bị tuyệt chủng từ những năm 1930 do bị săn bắt quá mức. Tuy nhiên, một số mẫu vật của hổ Tasmania đã được ngâm hóa chất và bảo quản nguyên vẹn trong các lọ nằm ở bảo tàng. Chúng có thể vẫn lưu giữ được ADN. Đây là tiền đề để giới khoa học tiến hành các biện pháp nhân bản trong tương lai. Ảnh: Wikimedia.
Hổ Tasmania có nguồn gốc ở Australia là loài thú ăn thịt có túi lớn nhất trong thời hiện đại. Loài động vậy này bị tuyệt chủng từ những năm 1930 do bị săn bắt quá mức. Tuy nhiên, một số mẫu vật của hổ Tasmania đã được ngâm hóa chất và bảo quản nguyên vẹn trong các lọ nằm ở bảo tàng. Chúng có thể vẫn lưu giữ được ADN. Đây là tiền đề để giới khoa học tiến hành các biện pháp nhân bản trong tương lai. Ảnh: Wikimedia.
Hổ răng kiếm là động vật đã tuyệt chủng cách đây 11.000 năm. Một số mẫu vật nguyên vẹn của loài động vật này đã được khai quật tại một số mỏ hắc ín cổ đại, chẳng hạn như ở khu vực La Brea Tar P❀its, Mỹ. Ảnh: iS🎀tock.
Hổ răng kiếm là động vật đã tuyệt chủng cách 🧸đây 11.000 năm. Một số mẫu vật nguyên vẹn của loài động vật này đã được khai quật tại một số mỏ hắc ín cổ đại, chẳng hạn như ở khu vực La Brea Tar Pits, Mỹ. Ảnh: iStock.
Moa từng là loài chim lớn nhất thế giới có vẻ ngoài như đà điểu nhưng không có cánh. Chim Moa bị săn bắt dẫn đến tuyệt chủng cách đây khoảng 600 năm. Hiện nay, lông và trứng của chúng vẫn có thể được tìm thấy tương đối nguyên vẹn. ADN của loài này có thể chiết xuất từ vỏ trứng để đưa vào dự án hồi sinh loài chim cổ. Ảnh: Times.
Moa từng là loài chim lớn nhất thế giới có vẻ ngoài như đà điểu nhưng không có cánh. Chim Moa bị săn bắt dẫn đến tuyệt chủng cách đây khoảng 600 năm. Hiện nay, lông và trứng của chúng vẫn có thể được tìm thấy tương đối nguyên vẹn. ADN của loài này có thể chiết xuất từ vỏ trứng để đưa vào dự án hồi sinh loài chim cổ. Ảnh: Times.
Chim Dodo bị tuyệt chủng sau khi con người phát hiện ra chúng chỉ 80 năm. Chim Dodo sống trên đảo Mauritius thuộc khu vực Ấn Độ Dương. Chim Dodo có thể đã sớm được tái sinh nếu các nhà khoa học thu thập đủ ADN để cấy vào trứng của chim bồ câu hiện đại. Ảnh: Flickr.
Chim Dodo bị tuyệt chủng sau khi con người phát hiện ra chúng chỉ 80 năm. Chim Dodo sống trên đảo Mauritius thuộc khu vực Ấn Độ Dương. Chim Dodo có thể đã sớm được tái sinh nếu các nhà khoa học thu thập đủ ADN để cấy vào trứng của chim bồ câu hiện đại. Ảnh: Flickr.
Lười đất là sinh vật cổ đại trông giống gấu khổng lồ. Chúng sống trên Trái Đất cách đây khoảng 8.000 năm. ADN của lười đất vẫn được bảo tồn trong một số mẫu lông còn khá nguyên vẹn. Họ hàng gần nhất của lười đất ngày nay có kích thước khá nhỏ, do đó các nhà khoa học khó tìm được cá thể mẹ để cấy ghép phôi. Nhưng trong tương lai, công nghệ phát triển thai nhi trong tử cung nhân tạo có thể giúp nhân bản loài động vật này. Ảnh: Dallas Krentzel.
Lười đất là sinh vật cổ đại trông giống gấu khổng lồ. Chúng sống trên Trái Đất cách đây khoảng 8.000 năm. ADN của lười đất vẫn được bảo tồn trong một số mẫu lông còn khá nguyên vẹn. Họ hàng gần nhất của lười đất ngày nay có kích thước khá nhỏ, do đó các nhà khoa học khó tìm được cá thể mẹ để cấy ghép phôi. Nhưng trong tương lai, công nghệ phát triển thai nhi trong tử cung nhân tạo có thể giúp nhân bản loài động vật này. Ảnh: Dallas Krentzel.
Vẹt đuôi dài Carolina có nguồn gốc từ Mỹ bị tuyệt chủng sau khi bị săn bắt để lấy lông, làm mũ cho phụ nữ. Cá thể cuối cùng của loài này đã chết năm 1918. Một số bảo tàng đang lưu giữ lông và trứng của vẹt đuôi dài Carolina. Do đó, việc sử dụng ADN để nhân bản chúng là điều hoàn toàn khả thi. Ảnh: James St. John.
Vẹt đuôi dài Carolina có nguồn gốc từ Mỹ bị tuyệt chủng sau khi bị săn bắt để lấy lông, làm mũ cho phụ nữ. Cá thể cuối cùng của loài này đã chết năm 1918. Một số bảo tàng đang lưu giữ lông và trứng của vẹt đuôi dài Carolina. Do đó, việc sử dụng ADN để nhân bản chúng là điều hoàn toàn khả thi. Ảnh: James St. John.
Tê giác lông mượt là động vật đã tuyệt chủng, sinh sống trên Trái Đất cách đây khoảng 10.000 năm. Giống như voi ma mút, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều mẫu lông, sừng và móng tê giác lông mịn còn lưu lại dưới lớp băng vĩnh cửu. Việc trích xuất thành công ADN có thể giúp hồi sinh loài tê giác này. Ảnh: Wikimedia.
Tê giác lông mượt là động vật đã tuyệt chủng, sinh sống trên Trái Đất cách đây khoảng 10.000 năm. Giống như voi ma mút, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều mẫu lông, sừng và móng tê giác lông mịn còn lưu lại dưới lớp băng vĩnh cửu. Việc trích xuất thành công ADN có thể giúp hồi sinh loài tê giác này. Ảnh: Wikimedia.
Khoảng 200 năm trước, bồ câu hành khách (Passenger pigeon) là loài động vật có số lượng đông đảo nhất trên bầu trời Bắc Mỹ. Nhưng đến năm 1914, chúng bị xóa sổ bởi những chiến dịch săn bắt. Bồ câu hành khách vẫn có cơ hội hồi sinh trở lại khi một số mẫu vật chứa ADN của chúng được bảo quản trong bảo tàng. Họ hàng gần nhất với bồ câu hành khách là bồ câu bi ai (mourning dove) sẽ đóng vai trò là cá thể mẹ để cấy ghép phôi thai. Ảnh: Flickr.
Khoảng 200 năm trước, bồ câu hành khách (Passenger pigeon) là loài động vật có số lượng đông đảo nhất trên bầu trời Bắc Mỹ. Nhưng đến năm 1914, chúng bị xóa sổ bởi những chiến dịch săn bắt. Bồ câu hành khách vẫn có cơ hội hồi sinh trở lại khi một số mẫu vật chứa ADN của chúng được bảo quản trong bảo tàng. Họ hàng gần nhất với bồ câu hành khách là bồ câu bi ai (mourning dove) sẽ đóng vai trò là cá thể mẹ để cấy ghép phôi thai. Ảnh: Flickr.