Thể thao
Thứ ba, 13/2/2024, 11:57 (GMT+7)

10 kỷ lục tại Asian Cup 2023

Asian Cup 2023 là một trong những kỳ hấp dẫn nhất trong lịch sử 68 năm của giải đấu,🔯 với nhiều kỷ lục được thiết lập.

Qatar là đội thứ năm bảo vệ thành công chức vô địch Asian Cup sau Hàn Quốc (1956, 1960), Arab Saudi (1984, 1988), Nhật Bꦉản (2000, 2004) và Iran (1968, 1972, 1976).

Qatar sánh ngang với Hàn Quốc về số danh hiệu, chỉ xếp sau Arab Saudi và Iran với ba lần, Nhật Bản với bốn lần. Khi Asian Cup ♋2027 diễn ra tại Arab Saudi, Qatar đứng trước cơ hội san bằng kỷ lục ba lần vô địch liên tiếp như Iran.

Jordan là đội duy nhất đứng thứ ba ở vòng bảng nhưng vào đến trận chung kết. J🎐ordan đứng thứ ba ở bảng E sau Bahrain và Hàn Quốc. Đến vòng knock-out, Bahrain thua Nhật Bản ở vòng 1/8, còn Hàn Quốc thua chính Jordan ở bܫán kết.

Asian Cup 2023 cũng ghi nhận nhiều bất ngờ khi Tajikistan lần đầu vào tứ kết trong lần đầu tham dự, trong đó có chiến thắng ấn tượng sau loạt luân lưu trước UAE ở vòng 1/8. Trong khi đó, Palestine, Indonesia và Syria cꦑũng có lần đầu vượt qua vòng✅ bảng.

Qatar là đội duy nhất hai kỳ liên tiếp thâu tóm ba danh hiệu cá nhân, g🐟ồm cầu thủ xuất sắc nhất, vua phá lưới, thủ môn xuất sắc nhất giải, vào năm 2019 và 2023

Tại Asian Cup 2023, cầu thủ xuất sắc nhất và vua phá lưới thuộc 🔥về Akram Afif, còn danh hiệu cho thủ môn thuộc về Meshaal Barsham. Bốn năm trước, Almoez Ali thâu tóm cú đúp như Afif, còn thủ môn xuất sắc nhất là Saad Al-Sheeb.

Qatar là đội đầu tiên được hưởng ba quả phạt đền trong một trận chung kết, qua đó giúp Akram Afif trở thành cầu thủ đầu tiên ghi ba bàn từ phạt đền, cầu thủ đ♉ầu tiên lập h🅰at-trick trong trận đấu cuối cùng của Asian Cup.

Qatar đã ghi 🎶bàn trong 15 trận liên tiếp ở Asian Cup, xếp sau Hàn Quốc (16) và Nhật Bản (22).

Với 4 bàn trong trận chung kết, Asian Cup 2023 có tổng cộng 132 bàn thắng sau 51 trận (trung bình 2,59 bàn/trận) - nhiều nhất trong một kỳ, vượt qua kỷ lục trước đó là 130 bàn năm 2019 tại U꧙AE.

Qatar ghi nhiều bàn nhất với 14 lần xé lưới đối phương. Xếp sau là ☂Jordan (13 bàn), Iran, Nhật Bản (12) và Hàn Quốc (11). Tiền vệ Akram Afif của Qatar là vua phá lưới với tám bàn. Xếp sau là Aymen Hussein của Iraq (6 bàn),ꦏ Ayase Ueda của Nhật Bản và Yazan Al Naimat của Jordan (4).

Akram Afif là cầu thủ đầu tiên đóng góp hơn 10 bàn trong hai kỳ Asian Cup trở lên. Tại kỳ ở Qataౠr năm nay, Afif๊ ghi tám và có ba kiến tạo thành bàn. Tại UAE 2019, anh ghi một và kiến tạo 10 bàn.

T🎃iền vệ sinh năm 1996 đã tham gia vào 22 bàn từ 2019, chiếm 67% số bàn của Qatar. Anh còn ghi bàn ở hai trận chung kết và đều bằng phạt đền.

Asian Cup 2023 ghi nhận số bàn thắng từ phạt đền kỷ lục với 20 bàn sau 51 trận, trung bình 0,39 🔯phạt đền/trận. Kỷ lục trước đó được lập tại UAE năm 2019 với 15🌃 bàn sau 51 trận.

Kỷ lục này được tạo nên nhờ việc áp dụng VAR vào ♕toàn bộ 51 trận đấu tại Qatar. Qatar hưởng lợi nhiều nhất với bốn bàn từ phạt đền, xếp sau là Iran và 𝓡Hàn Quốc (3).

Nhật Bản là đội duy nhất chín lần liền vào tứ kết, sau khi thua ngược Iran 1-2 ở kỳ này. Từ 🌱năm 1992, Nhật Bản bốn lần vô địch (1992, 2000, 2004, 2011), một lần về nhì (2019), một lần vào bán kết (2007) và ba lần đến tứ kết (1996, 2015, 2023).

Iran và ꧑Hàn Quốc theo sau với tám kỳ liền vào tứ kết từ năm 1996. Iraq từng có sáu lần liền vào tứ kết từ năm 1996 đến 2015. Trong khi đó, Australia tham dự Asian Cup lần đầu từ năm 2007, và có năm kỳ đều vào tứ kết.

Iran là đội duy nhất bảy lần thua ở bán kết vào các năm 1980, 1984, 1988, 1996, 2004, 2019, 2023. Bốn năm trước, Iran thu✤a Nhật Bản 0-3. Đến kỳ này, đội hạ gục Nhật Bản ở tứ kết, rồi thꦡua Qatar 2-3 ở bán kết.

Iran bỏ xa ha🌞i đội xếp sau có bốn lần thuꦡa ở bán kết là Hàn Quốc năm 1964, 2000, 2007, 2011 và Trung Quốc năm 1976, 1988, 1992, 2000.

Số lượng khán giả đến sân tại Qatar là 1.509.496 người, tạo nên kỷ lục🤡 trong lịch sử 68 năm của Asian Cup. Trước đ🅺ó, số lượng đông nhất ghi nhận tại Trung Quốc năm 2004 với 1,04 triệu người. Chín SVĐ tại Qatar có tỷ lệ lấp đầy trung bình là 73%, tăng 13% so với Trung Quốc 2004.

Trận chung kết giữa Qatar và Jordan tại sân Lusail có số lượng khán giả đông nhất với 86.492 người, kế đến là trận khai mạc giữa Qatar và Lebanon ở cùng địa điểm với 82.490 người. LĐBĐ châu Á (AFC) ghi nhận s🍷ố lượng khán giả kỷ lục trong một trận là 112.000 người ở chung kết 1976 giữa Iranꦇ và Kuwait.

Hiếu Lương

Ảnh: AFC, Reuters