Sáng 8/11, chị Nguyễn Thị Thanh lần đầu bước lên tàu điện Cát Linh - Hà Đông đi làm, sau hai ngày tàu điện chính thức vậꦡn hành. Tuyến tàu đi qua 12 ga, tốc độ tối đa 80 km/h. Điểm đầu là ga Cát Linh (phố Cát Linh, quận Ba Đình, Hà Nội) và điểm cuối ga Yên Nghĩa (bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông).
"Không bõ công chờ đợi. Tàu sạch sẽ, thoáng mát, nên đi làm mà như đi ngắm cảnh", chị෴ nói.
Cũng n💞hư chị Thanh, sau ngày đầu trải nghiệm đi tàu điện trên cao, Nguyễn Mai Anh, 23 tuổi, tưởng như "đang lạc vào bộ phim của Hàn Quốc, Nhật Bản". Từng đi làm part time tại các cửa hàng ở trung tâm thành phố, cô gái nhà gần ga Yên Nghĩa mất tới hơn hai tiếng di chuyển, cho ca làm việc bốn tiếng.
Tiến sĩ Phan Lê Bình, tốt nghiệp chuyên ngành Quy hoạch giao thông tại Đại học tổng hợp Tokyo, Nhật Bản, nhận định, đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông là xương sống của các đô thị đông dân. Đường sắt trên cao có tuyến riêng, sức chứa có thể lên đến 800-1.000 hành khách, gi🐟úp giải quyết nhu cầu đi lại, giảm tải cho đường bộ, tránh ùn tắc.
"Tấ🎀t cả các đô thị lớn trên thế giới đều tìm cách xây dựng đường sắt đô thị. Tuy nhiên, để hoàn thiện, cần thời gian và ngốn nhiều chi phí", ông Phan Lê Bình nói.
Để có những trải nghiệm "như mơ" trên, dự án Cát Linh - Hàও Đông đã trải qua 10 năm "vật vã", xét về thời gian, công sức, tiền bạc và cả tính mạng con người.
Dự án có tổng mức đầu tư 🐟ban đầu là 552, bị đẩy lên 868 triệu USD, trong đó vốn vay Trung Quốc tăng từ 419 lên 669 triệu USD, vốn đối ứng trong nước tăng từ 133 lên 199 triệu USD. Trong phiên Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2020, ông Thuận Hữu, ওkhi đó là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng gọi những dự án như Cát Linh - Hà Đông là dự án "nhức nhối nhất". "Mỗi ngày mất một chiếc Camry vì những dự án như Cát Linh - Hà Đông", ông nói.
Nă🍃m 2008, dự án được phê duyệt, đến tháng 10/2011 mới được khởi công, thời hạn hoàn thành dự kiến lùi tới năm 2015 nhưng đến tận bây giꦗờ mới được vận hành.
Nữ nhân viên ngân hàng Nguyễn Thị Thanh thì gọi đây "chuyến tàu lịch sử", khi 13 năm ﷺtừ chủ trương, 11 năm từ lúc có dự án và 10 năm thi công, mới có 13,1 km đường sắt đô thị đầu tiên đi vào hoạt động.
Khi dự án này được phê duyệt, Thanh có bầu con đầu lòng. Đến nay, khi đã sinh con thứ ba, chị mới được thỏa ước mơ đi làm bằng tàu điện. 10 năm qua, ch🥃ị Thanh mất hơn một tiếng đi trên chặng đường 17 km từ nhà ở gần ga Văn Quán (Hà Đông) đến chỗ làm ở phố Ngọc Hà (quận Ba Đình).
Không chỉ tốn thờ﷽i gian, đại công trường đường sắt đô thị cũng đã biến Hà Đông - Nguyễn Trãi trở thành một trong những tuyến ùn tắc nhất thủ đô, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Chị Thanh không dám trang điểm, mặc đồng phục trước khi đến chỗ làm. Hơn một tiếng đi trên tuyến đường nhiều điểm tắc nghẽn, chị đến cơ quan với mồ hôi đã ướt áo, bụi lem hai bên gò má. Thanh thường cố đến trước giờ làm 15 phút để trang điểm và thay đồ. Chị từng địn🥂h chuyển nhà để rút ngắn thời gian trên đường và đỡ căng thẳng. Nhưng điều kiện kinh tế của đôi vợ chồng ba con không cho phép họ tiến gần hơn đến trung tâm thành phố.
10 năm trước, ông Nguyễn Ngọc Minh (ở Cầu Giấy) mua nhà ở cách ga Hoàng Cầu (quận Đống Đa) một km và một mảnh đất gần ga Hà Đông. Khi biết có một tuyến tàu đi🧔ện nối hai mảnh đất nhà mình, ông đã định sẽ xây một nhà vườn cho con trai dưới Hà Đông, để các cháu có chỗ chơi đùa. Người già ngồi tàu điện đến thăm cũng thuận tiện.
Nhưng ông Minh vỡ mộ♎ng khi mỗi lần đi từ nhà về Hà Đông thăm đất, phải phơi người trên tuyến đường luôn ùn tắc. Trong kh🤪i sống ở Hoàng Cầu, thi thoảng đi bộ dưới ga, hàng xóm lại cảnh báo ông "khéo thép rơi xuống đầu".
Người đàn ông biết lời cảnh báo không phải không có cơ sở. Ngày 6/11/2014, tại đoạn đường Nguyễn Trãi, thép rơi do đứt cáp khiến một ng𒆙ười đܫi đường tử vong, hai người bị thương. Hơn một tháng sau, tại ga bến xe Hà Đông, khi thi công xà mũ trụ H7, hệ thống sàn, đà giáo và bê tông xà mũ bị sụt xuống đường, đè bẹp chiếc taxi, bốn người may mắn thoát chết.
Đầu năm nay, ông Minh bán nhà ở Hoàng Cầu lẫn mảnh 🍷đất ở Hà Đông,ꦦ mua hai chung cư ở Cầu Giấy. "Giá cố đợi một chút tôi đã có cái nhà vườn, không gian thoáng đãng cho con cháu chơi", ông tiếc nuối.
Với Thanh, nay chị không phải chịu cảnh tắc đường, lấm lem vì bụi nữa, dù vẫn mất chừng đó 🔯thời gian đi làm. Do đây là tuyến tàu điện đầu tiên, kết nối với loại hình giao thông công cộng khác như xe buýt chưa được thuận tiện, chị Thanh đi bộ năm phút ra ga, ngồi tàu đến ga Cát Linh, hơn 10km. Sau đó, chị lên xe máy gửi ở nhà người quen ở gần ga, chạy đến phố Ngọc Hà.
Không có cơ hội đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông thường xuyên, ông Minh kỳ vọng sẽ có nhiều 𝓰tuyến tàu điện khác được triển khai, mang thêm tiện lợi đến cho nhiều người, trong đó có gia đình ông.
Ngoài tuyến Cát Linh - Hàꦍ Đông đã vận hành, Hà Nội có 5 tuyến khác đang triển khai, gồm tuyến Nhổn - ga Hà Nội; Văn Cao - Ngọc Khánh - Hoà Lạc; Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Yên Viên - Ngọc Hồi; ga Hà Nội - Hoàng Mai. Chuyên gia Phan Lê Bình ౠcho biết, nếu các tuyến này được đưa vào sử dụng, chắc chắn sẽ tạo ra "một cuộc cách mạng giao thông".
"Nhưng để ho✤àn thiện, chúng ta có thể cần tới 30-40 năm, thậm chí hơn", ông nói.
Phạm Nga