Charly Rexach nở nụ cười quen thuộc khi trao đổi với nhà báo Sid Lowecủa tờ Guardian. Vị cựu giám đốꦕc kỹ thuật của Barca nói: "Tôi sẽ đi vào lịch sử của Barcelona”.
Rexach sinh ra và lớn lên ở Pedralbes, gần sân Nou Camp. Ông gia nhập CLB này khi mới 12 tuổi, trải qua gần nửa thế kỷ ở đó. Ông từng khoác áo đội một Barca trong 17 năm, và sau khi chấm dứt nghiệp cầu thủ, ông tiếp tục gắn bó với đội trên tư cách người đi tìm kiếm tài năng cho CLB, trợ lý HLV (từng là cánh tay phải của Johan Cruyff huyền thoại), HLV trưởng, giám đốc kỹ thuật và cố vấn cho chủ tịch CLB. Nhưng đó không phải là lý do khiến ông tự tin nói rằng m♕ình sẽ đi vào lịch sử Barca.ꦅ Rexach nói điều to tát đó vì chính ông từng ký bản hợp đồng không chính thức đầu tiên nhưng lại rất quan trọng với Lionel Messi trên một chiếc khăn ăn, hồi anh mới tới Barca năm 2000.
Horacio Gaggioli, vị đại diện của Messi từ thời anh còn tꦏhiếu niên, tới giờ vẫn luôn giấu chiếc khăn ăn lịch sử ở đâu đó, cho dù đã có nhiều đề nghị hãy đặt nó trong bảo tàng của Barcelona. Thỉnh thoảng ông lại mang chiếc khăn được ép trong khung gỗ ra lau chùi và rồi lại trưng bày nó cẩn thận.
Chủ nhật, 17/9/2000, Gaggioli đợi Messi ở sân bay El Prat tại Barcelona. Cậu bé 13 tuổi người Argentina bay qua Đại Tây Dương cùng ông bố Jorge, và Fabian Soldini (nhà môi giới cầu thủ), cùng một đối tác c🔯ủa Gaggioli. Họ cùng với Jo💝sep Maria Minguella, nhà môi giới bóng đá với hơn 40 năm kinh nghiệm, sắp xếp cho Messi một đợt thử việc tại Barcelona.
Minguella đã nói với Rexach, hồi đó là thư ký kỹ thuật của Barcelona, rằng cậu bé này giống như Diego Maradona. Ông hiểu rõ điều ông vừa nói, vì ông cũng chính là người từng góp công đưa Maradona đến Barcelona trước đó 20 năm, ngoài ra còn từng làm đại diện cho Stoichkov, Rivaldo, Guardiola. Họ cho Messi ở trong khách sạn Plaza, nằm dưới chân khu đồi nổi tiếng Montjuic của xứ Catalan, nơi có một chiếc thang cuốn dẫn lên đồi để tới sân vận động Olympic. Hôm sau, Messi tới tập với đội trẻ Barcelona, đội khi đó đã có những cầu thủ trẻ sau này cũng nổi tiếng như tiền vệ Cesc Fabregas vꦺà hậu vệ Gerard Pique. Ngày đó Messi cao chưa đến một mét rưỡi và rất trầm tính. Trong phòng thay đồ, họ nhìn cậu ấy và không thể tin được tại sao CLB lại có cầu thủ nhỏ bé như thế. Nhưng rồi trên sân, họ nhìn Messi và không thể tin được một cậu thiếu niên thấp bé mà đá bóng giỏi đến thế.
Hôm đó, Rexach vẫn còn ở Sydney, Australia, nhân dịp diễn ra♌ Thế vận hội mùa hè 2000. Messi đã gây ấn tượng ngay buổi ban đầu và ở lại đội bóng đợi cho đến khi Rex🃏ach trở về Barca. Họ thu xếp một trận đấu vào đầu tháng 10, để người phụ trách kỹ thuật có thể chứng kiến và báo cáo với lãnh đạo CLB. Giám đốc kỹ thuật Rexach đến muộn. Ông thường đến muộn như vậy. Ông tới nơi khi trận đấu vừa diễn ra, và đi vòng quanh sân để tìm chỗ quan sát, đầu tiên là đứng phía sau khung thành và rồi sau đó ngồi trên một ghế trong khu kỹ thuật. Ông đi vòng vòng như thế khoảng bảy, tám phút, và khi dừng lại ở khu kỹ thuật cũng là lúc trong đầu đã xuất hiện suy nghĩ mang tính quyết định: “Chúng ta phải ký hợp đồng với cậu bé này ngay”. “Hai phút sau, tôi biết chắc mình sẽ phải làm thế”, Rexach kể lại. Rồi ông nói thêm: “Bất cứ ai cũng sẽ có quyết định giống tôi khi đó”.
Rexach sau đó ngày càng tin rằng Messi có thể thích nghi với môi trường hoàn hảo ở Barcelona. Nhưng rồi mọi chuyện không đơn giản khi liên tiếp các sự kiện lớn xảy đến. Joan Gaspart trở thành Chủ tịch vào mùa hè năm 2000. Luis Figo thì chuyển tới Real Madrid, và Barcelona ở vào tình trạng khủng hoảng. Messi lúc đó đã🍌 cho thấy những phẩm chất của một cầu thủ đặc biệt và hoàn toàn đủ sức tiến lên đội một tr🌊ong tương lai. Nhưng vào năm 2000, họ không thể dám ký hợp đồng chuyên nghiệp với một cậu bé 13 tuổi, và càng không thể khi cậu bé đến từ Argentina xa xôi.
ꦗHồi đó những người liên quan còn phải tìm cả việc làm cho bố Messi tại Barcelona. Họ còn phải chi trả cả tiền chữa bệnh còi cho cầu thủ này, khi Messi phải tiêm vào chân hormone tăng trưởng mỗi ngày khiến cậu rất đau đớn. Khoản chi đó, gần 1.000 đô la mỗi tháng, không hề rẻ với họ hồi đó. Và tổng số tiền 40.000 đô la mà họ đồng ý trả cho ông Jorge Messi hằng năm là khoản tiền lớn, thậm chí một số người còn cho là quá lớn với một cầu thủ còn quá trẻ và chưa có gì đảm bảo tương lai. Là một người nước ngoài, Messi khi đó không đủ điều kiện chơi cho đội trẻ A của Barca, và ban đầu chỉ có thể chơi ở giải đấu vùng Catala🐟n. Trong phòng thay đồ, họ thường gọi cậu nhóc Messi với biệt danh “el mudo”, nghĩa là thằng câm.
Messi sau đó chuyển đến khách sạn Rallye, trước khi cùng gia đình tới sống ở một căn hộ tại Gran Via de Carlos III. Từ cửa số của Rallye, bạn có thể nhìn thấy sân N꧟ou Camp cách đó chưa tới 50 mét. Nhưng hồi đó, không𒀰 ai dám đoán trước rằng Messi sẽ được vào đó thi đấu, càng khó dám chắc anh sẽ chơi tại Nou Camp mỗi tuần trong màu áo Barca. Khi cậu bé Messi thời đó đá bóng cùng đội trẻ, bố cậu chỉ biết chờ và đợi. Thỏa thuận ban đầu đạt được từ sớm, nhưng không có gì tiếp theo mang tính cam kết xảy ra cả. Các CLB khác cũng bắt đầu quan tâm tới tài năng nhí người Argentina. Vị đại diện cảnh báo Real Madrid cũng muốn có Messi.
“Bố cậu ấy từng tức giận và nói rằng Leo sẽ đi nơi khác”, cựu Giám đốc kỹ thuật Rexach sau này kể lại trên nhật báo thể thao nổi tiếng AS. Ngày 14/12/2000, ông ăn trưa với Minguella (người đầu tiên phát hiện tài năng của Messi chỉ qua một video clip) và vị đại diện Gaggioli ở CLB tennis Pompeia. “Chúng tôi sẽ đến một CLB khác”, Gaggioli nhấn mạnh. Rexach lập tức rút một chiếc khăn ăn từ một hộp nhựa nhỏ và bắt đầu viết vội vàng: “Tôi🐭, Charly Rexach, với tư cách phụ trách kỹ thuật của FC Barcelona, bất chấp một số ý kiến phản đối, cam kết sẽ ký hợp đồng với Lionel Messi miễn là các điều kiện đang thương thảo đạt được sự thống nhất”.
Dòng chữ “một số ý kiến phả𝓀n đối” viết trong chiếc khăn ăn phần nào cho thấy rằng một số thành viên CLB khi đó chưa cảm thấy thuyết phục với những gì Messi thể hiện. Đã có những cuộc tranh cãi trong phòng họp của cấp lãnh đạo. Đội một hồi đó đang gặp khó khăn, và chủ tịch Gaspart đang chịu áp lực. Không lâu sau, đông đảo các fan trên sân Nou Camp đã vẫy khăn trắng và kêu gọi ông từ chức. Barcelona ngày đó sắp bước vào mùa giải không danh hiệu thứ năm liên tiếp, dài nhất với CLB này kể từ những năm 1930. Họ không giành được chức vô địch hay Cup nào cho đến tận mùa 2004-05, khi Gaspart đã rời ghế chủ tịch, khi họ có một chủ tịch mới và khi Messi đã được thi đấu ở đội một.
Vào cái ngày đáng nhớ cuối năm 2000 đó, Messi vẫn còn cách đội một của Barca một quãng đường dài, và một cậu bé từ Argentina chưa phải là đối tượng ưu tiên của CLB. Nhưng đêm đó, Tổng giám đốc của CLB cũng đã phải đưa ra thỏa th♔uận một lần nữa – lần này là chính thức, và trên giấy tờ theo đúng quy cách. V💖à, như chính cựu chủ tịch Gaspart cũng từng phải nhấn mạnh, CLB cuối cùng cũng ký hợp đồng với cầu thủ mà hơn một thập kỷ sau đang đứng trước cơ hội trở thành cầu thủ ghi bàn vĩ đại nhất mọi thời của La Liga. Messi hiện giờ 27 tuổi.
Nhưng không phải tất cả rắc rối đã được giải quyết hồi tháng 12/2000. Như Graham Hunter, một nhà báo tự do chuyên viết về bóng đá Tây Ban Nha và Barca, đã tiết lộ trong cuốn sách về Barcelona, khoảng sáu tháng sau Jorge Messi đã phải viết thư gửi đến Chủ tịch CLB bởi ông vẫn chưa nhận được tiền và tình cảnh gia đình lúc đó như bố Messi nói là “rất khó khăn”🍨. Bản hợp đồng chính thức với Messi theo đúng quy chuẩn quốc tế không được hoàn tất các điều khoản cho cho đến tận tháng 8 năm 2001. Thậm chí hồi mùa hè năm đó, mẹ Messi cùng ba anh chị em đã quyết định trở về Argentina. Họ đã hỏi Leo có muốn cùng về không. Cậu bé khẳng định muốn ở lại. Cậu quyết tâm ở lại để có được bản hợp đồng cầu thủ chuyên nghiệp. Vào tháng 12 năm 2001, Messi và CLB đặt bút ký hợp đồng chính thức.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi. Messi tiến bộ nhanh chóng tại các hệ thống đội trẻ của CLB, ghi bàn liên tục. Từ tuyến Cadete, Juvenil A, Juvenil B, tới Barcelona C, Barcelona B rồi lên đội một. Messi vượt qua năm cấp độ đội trẻ chỉ trong chưa đầy một năm rưỡi. Tháng 11/2003, Barcelona đến Porto đá giao hữu trong trận đấu khai trương sân Dragon mới. HLV của Barca khi đó, Frank Rijkaard, yêu cầu mang theo vài cầu thủ của đội trẻ và Messi là một trong số được chọn. “Cậu ấy là một cầu thủ có nhiều🌄 tài năng”, Rijkaard từng nhận xét.
Lần ra mắt của Messi ở đội một tại một giải đấu chính thức là vào ngày 16/10/2004, khi Barca gặp đối thủ cùng xứ Catalan là Espanyol ở Montjuic - địa điểm có khách sạn Plaza de Espana, nơi Messi từng ở trong đêm đầu tiên đặt chân tới thành phố Barcelona. Hôm đó anh vào thay De𝔍co ở phút 82 trong trận đấu mà một tờ báo hôm sau có đăng tiêu đề là “Không phải một trận derby đúng nghĩa”. Ngày đó khi được hỏi về chiếc áo đã mặc, Messi trả lời: “Nó là dành cho mẹ tôi, bà đã trở về Argentina. Tôi sẽ nhớ 10 phút ấy suốt đời”.
Một tin ngắn in cuối trang 5 của tờ báo thể thao nổi tiếng xứ Catalan, El Mundo Deportivo, số ra hôm sau trận đấu đó có đoạn viết rằng, Messi là cầu thủ trẻ nhất ra mắt tại đội một Barca kể từ sau thời Paulino Alcantara năm 1912, nhưng anh gần như không có thời gian để kịp tỏa sáng. Trong đoạn tin chấm điểm các cầu thủ, bên cạnh tên Messi có chữ “sc”, nghĩa là anh hôm đó thi đấu không đủ lâu để được chấm điểm. Đúng là Leo Mess𒊎i đã không thể làm được gì nhiều ở ít phút cuối trận đó. Nhưng khoảng mười năm qua, điều này hiếm 💦khi còn xảy ra với Messi.
Nguyễn Phát