Ngày 25/9, Viện Vắcxin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Bộ Y 🥂tế cùng nhiều đơn vị công bố sản xuất thành công hai vắcxin cúm mùa và cúm H5N1, sau gần 10 năm nghiên cứu.
"🤪Chúng tôi đã được nhiều đơn vị giúp đỡ, cùng sự tham gia hỗ trợ của gần 50 nhà nghiên cứu mới được thành quả hôm nay", Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Bé, Viện🦩 trưởng IVAC chia sẻ.
Theo Phó giáo sư Bé, vắcxin cúm mùa (IVACFLU-S) phòng 3 chủng virus H1N1,ꦗ H3N2, B. IVACFLU-S được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, không màu hoặc màu trắng mờ. Vắcxin dùng cho cả người lớn và trẻ em. Vắcxin thứ hai tên IVACFLY phòng chống cúm A/H5N1.
Hai vắcxin này được bắt đầu nghiên cứu từ n🌃ăm 2010 trên công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi. Điều kiện nghiên cứu, gà ph🐻ải chất lượng, đặc biệt phải sạch thì vắcxin mới đảm bảo chất lượng.
Do vậy, đơn vị đã xây dựng cơ sở nuôi gà sạch và cách ly để đảm bảo chấ෴t lượng rồi cấy chủng virus vào trong nước phôi trứng gà. Đến thời kỳ, nước phôi được thu hoạch, chiết xuất tinh khiết để bào chế thành vắcxin.
Quá trình sản xuất, hai vắcxin trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng với hơn 1.000෴ người 18-60 tuổi và được Hội đồng đạo đứng trong nghiên cứu y sinh học quốc gia, Bộ Y tế nghiệm thu. Viện Vắcxin và Sinh phẩm 𓂃y tế sẽ tiến hành nghiên cứu để thử nghiệm lâm sàng ở các độ tuổi khác.
"Các kết quả thử nghiệm lâm sàng đều cho thấy hai vắcxin này an toàn, có♈ khả năng đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh", tiến sĩ Bé nói. Ông kỳ vọng khi hai vắcxin lưu hành giúp phòng chống được bệnh cúm mùa do virus H1N1, H3N2 và chủ🥃ng cúm B. Ngoài ra, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được vắcxin khi có đại dịch.
Dự kiến năm tới,ꦇ hai vắcxin được cấp phép lưu hành với công suất 1-1,5 triệu liều một năm. Giá thành trung bình 80.000 đồng đến 100🙈.000 đồng một liều.
Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Nga, đại diện Tổ chức Quốc tế về Y tế Toàn cầu (PATH) đánh giá: "Hai vắcxin đượಌc sản xuất thành công✃ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong tương lai".
Đại diện WHO, ông Guido Torelli nhìn nhận sản x🌸uất hai lo﷽ại vắcxin trên rất phức tạp, nhưng những người nghiên cứu đã tận dụng được những điều kiện tốt nhất để thành công.
"Việt Nam đã sản xuất được vắcxin cho thấy có thể tự ⛦chủ được nguồn vắcxin khi xảy ra dịch bệnh", ông Guido Torelli nói.
Từ năm 2010, Tổ chức Quốc tế về Y tế Toàn cầu (PATH) đã hợp tác Bộ Y tế xây dựng kế hoạch dài hạn sản xuất và sử dụng vắcxin cúm, hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng, đăng ký vắcxin cúm. Viện Vắcxin và Sinh phẩm y tế cùng cơ quan Nghiên cứu Phát triển tiên tiến về Y sinh học, Tổ chức Y tế Thế𒁏 giới nghiên cứu sản xuất vắcxin từ công nghệ trứng gà có phôi.
Ngoài ra PATH cũng đang hỗ trợ Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số 1 phát triển v꧋ắcxin H5N1 sử dụng công nghệ nuôi cấy trên tế bào.
Xuân Ngọc