Những ngày cuối năm, các salon làm tóc tấp nập khách. Đây là thời điểm "hái ra tiền" của các cây kéo vàng, nhưng Đỗ Trần Hoàng Khải lại đóng cửa tiệ🙈m. Hiện mỗi tháng, anh chỉ đứng lớp đào tạo vài khóa tạo mẫu tóc cho một công ty mỹ phẩm.
"K▨hi một việc không nằm trong kế hoạch của tôi, dù biết kiếm được cả trăm triệu tôi vẫn không ham", Hoàng Khải giải thích cho sự thờ ơ của mình. Anh ꦅvừa cưới vợ, nên muốn dành thời gian cho gia đình, đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch lớn vào năm tới.
Trước khi trở thành một chàng trai biết xây dựng kế hoạch, Khải từng là một đứa con bất trị của gia đình ông Đỗ Văn Danh ở Tiền Hải, Thái Bình. Từ khi học cấp hai, cậu chỉ biết đốt thời gian, tiền học thêm vào game. Mỗi sáng, Khải cắp cặp đi học nhưng thực chất là trốn đi chơi game, đến tận 11h khuya mới về. Thỉnh thoảng, cậu "biến mất" ba bốn ngày, về rồi lại đi. "Thi thoảng, tôi xin bố mẹ vài trăm nghìn, nói là để học thêm n💜hưng thực chất là đi chơi. Ai đụng vào là nổi khùng lên, chửi bậy, văng tục", chàng trai 26 tuổ🦩i nhớ lại.
Hai con lớn đều học giỏi có tiếng nên Khải trở thành nỗi hổ thẹn của gia đình. Khuyên nhủ, chửi mắng không nghe, nhiều lần ông Danh nổi cơn điên ném thằng con hư hỏng xuống ao🍌 hay vác chày đuổi đánh khắp nhà. "Khi đó, làng xóm còn lo thay cho vợ chồng tôi. Họ bảo 'nếu nó mãi thế này thì không biết nhà tôi sẽ đi đến đâu'. Tôi nghĩ thằng con này coi như bỏ", ông bố 54 tuổi nhớ lại.
Dù đỗ vào cấp ba, nhưng Khải vẫn thâu đêm suốt sáng ở quán Internet. Một lần, trong lúc đang chơi game, cậu ấn nhầm vào một đường link giới thiệu cuốn sách có tựa đề "Cha giàu, cha nghèo꧋". Câu chuyện trong cuốn sách cứ cuốn lấy khiến cậu thiếu niên nghịch ngợm quên luôn cả chơi game. "Cuốn sách làm tôi bừng tỉnh", Khải .
Tối đó, "thằng con bất trị" về nhà sớm hơn thường lệ làm vợ chồng ông Danh ngạc nhiên. Cả đêm, Khải suy nghĩ về những điều đọc được. Sáng ra, cậu ngồi vào bàn học, phân tích "chiến lược đời mình". Có hai con đường có thể chọn: học lên đại học và học nghề. Tự xét thấy mình học không giỏi, có thể tiêu tốn 16 năm ăn học chỉ để làm công ăn lương, Khải chọn đi học ngh🍌ề. "Mình sẽ làm ông chủ", cậu trai 16 tuổi hạ quyết tâm.
Nghe con nói muốn bỏ học, ông Danh không đợi giải thích mà chỉ nghĩ Khải đã thực sự hư hỏng, vì ham chơi nên💯 muốn bỏ học. Ông quátಌ: "Mày cút đi, mày chết, tao vẫn còn hai đứa con".
Cậu con trai út xách túi bắt xe đi Cẩm Phả, Quảng Ninh ở nhờ nhà bạn, bụng xác định "có ch♛ết cũng không quay về". Khải đi học nghề sửa chữa ôtô, nhưng chỉ ba ngày, cậu đã bỏ vì nghĩ sẽ mất ít nhất ba năm mới thạo nghề, muốn làm chủ, phải có kౠhoản tiền lớn mới mở được gara.
Đến làm việc ở cửa hàng sản xuất biển quảng cáo, Khải phải leo lên các tòa nhà để treo biển. Vốn quen ăn sung mặc sướng, giờ phải cheo leo ngoài các tòa nhà cao tầng để kiếm cái ăn, Khải không đủ sức. Lúc này Khải mới thấm những gì cha mẹ đã dạy, nhưng bản tính ươn༒g bướng của cậu trai mới lớn, cậu nhất định không gọi về nhà. "Tôi muốn chứng minh bố đã sai. Tôi là một thằng con có giá trị chứ không phải đứa chết cũng không quan trọng như bố đã nghĩ", cậu nói.
Một lần, đến tiệm cắt tóc của người anh họ trong con ngõ nhỏ, Khải thấy anh cắt, uốn, nhuộm cho khách chỉ hết 800 nghìn đồng, trong khi ở phố, chỉ uốn đã 1,2 triệu đồng. "Tại sao lại thế?", cậu trai trẻ ngơ ngác hỏi. "Vì ở phố họ dùng lo𝓀ại thuốc đắt tiền hơn, thuê mặt bằng giá cao hơn", người anh giải thích.
Tối đó, cậu về mày mò trên mạng tìm hiểu và nhận ra "giá các lo🥃ại thuốc làm tóc không đến mức quá cao, tiền mặt bằng ở phố dù nhiều hơn, nhưng lợi nhuận vẫn tốt hơn rất nhiều". Hôm sau Khải quyết định xin anh họ đi học nghề.
"Tôi chưa thấy đứa nào học nghề mà ngang bướng, lì lợm, láo nháo như thằng này. Nó làm tôi phát điên. Tôi bảo nó cắt tròn, nó lại cắt xéo, bảo cắt ngang, nó lại cắt dọc. Thế nhưng cuối c𓆉ùng nó lại làm khách ưng ý nhất. Thế mới lạ", anh Trần Anh Dũng, anh họ và cũng là người đầu tiên dạy nghề cho Khải nói.
Sau một năm, Khải nắm vững các kiến thức cơ bản nên quyết định lên Hà Nội vừa học, vừa làm để xem "salon thượng lưu" sẽ thế nào. Khải chọn thầy học nghề nâng cao đồng thời vay mượn tiềꦐn sắm thiết bị như một salon, mang về phòng trọ thực hành.
Tết đó, cậu về nhà, chạm ♉mặt bố nhưng không nói chuyện.
Ở tuổi 20, Hoàng Khải trở lại Cẩm Phả. Anh tháo đồng hồ, dây chuyền và nhẫn bố từng mua tặng năm đỗ vào lớp 10, vay mượn bạn bè, tổng c🐠ộng được 80 triệu đồng, mở tiệm tóc đầu tiên. "Tôi muốn học thêm kinh nghiệm quản lý. Để xem làm chủ, tôi sẽ phải quản lý nhân viên thế nào, tính toán chi phí ra sao và cũng là để rèn tay nghề", anh nói.
Ba tháng đầu, khách ít, chi phí nhiều, Khải vay lãi thêm 40 triệ✤u đồng. Từ cân nặng 60 kg, anh thợ cắt tóc sụt còn 53kg vì lo lắng và ăn uống tằn tiện. "Đến sạc điện thoại tôi còn phải dè chừng. Cứ hết khách là phải lập tức tắt hết điện để đỡ tốn", chàng trai kể. Hết tháng thứ ba, khách hàng bắt đầu đông dần 𒈔lên. Hết sáu tháng, trả hết nợ và một năm sau đã để ra được hơn 200 triệu đồng. Đang làm ăn như diều gặp gió, Khải bất ngờ quyết định sang nhượng cửa hàng để lên Hà Nội tìm thầy học thêm.
Trước khi lên thủ đô, anh thợ cắt tóc lại về quê. Sau bữa cơm trong im lặng, Khải mời bố lên phòng khách nói chuyện. "Con cảm ơn bố vì đã từng đánh mắng để🅺 con có động lực cố gắng. Con xin lỗi vì đã làm bố buồn. Giờ con thay đổi rồi. Con đi làm có tiền nên muốn sửa lại nhà cửa để bố mẹ sống khan🦂g trang hơn", anh nói. Tỏ vẻ không quan tâm, những chặng đường con trai út trải qua, ông Danh đều theo dõi.
"Nhờ va chạm xã hội, học anh em bạn bè và t🐲ự nhận thức, nó đã thực sự trưởng thành, không còn là 'thằng bỏ đi' như tôi từng lo lắng. Giờ làng xóm, họ hàng lại chúc mừng vì tôi có được thằng con ngoan, chăm chỉ", ông Danh nói.
Giờ này, niềm đam mê lớn nhất của Khải là uốn tóc. Anh mở một salon tại Hà Nội, đồng thời tuyển sinh các khóa dạy về làm tóc. Chàng trai đã dành được nhiều giải thưởng như Cây kéo vàng, Nh𝔉à sư phạm xuất sắc,.. và được nhiều người trong giới tạo mẫu tóc nhớ tên.
Hiện tại, anh là trường phòng kỹ thuật của một công ty mỹ phẩm tại Hà Nội. Hoàng Khải chuyên đào tạo học viên, tổ chức các buổi sự kiện ra mắt sản phẩm cho công ty. "Qua tìm hiểu đội ngũ những người làm n🤪ghề, tôi biết Hoàng Khải có chuyên môn, kỹ năng thuyết trình, khả năng truyền đạt đều ổn nên mời về làm việc", anh Trị🤡nh Duy Tuấn, Phó giám đốc công ty nói.
Sang năm Khải dự định sẽ mở một salon tại Hà Nội "đạt tiêu chuẩn mình đề ra", có thêm phòng học thực hành để mở các khóa đào tạo học viên. "Giấc✱ mơ làm chủ tôi đã chạm đến. Tuy nhiên, kiến thức là vô bờ, tôi phải học mỗi ngày, tư duy mỗi ngày, hoàn thiện hơn nữa thì mới có thể chạm tới thành ꦕcông", chàng trai nói.
Phạm Nga