Tại Trường TH&THCS Sơn Bình, cô Lê Thị Thùy Nhung, hiệu trưởng nhà trường cho biết, trước đây, trường có 4 khoang bệt cho giáo viên, 16 khoang cho hơn 1.000 học sinh. Trong đó có tới hơn 200 học sinh nội trú dân tộc Mông, Thái, Lô Lô, Lự ăn ngủ tại trường, nên nhà vệ sinh thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu và🦩 quá tải, dẫn đến tắc, mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến việc học và sinh hoạt hàng ngày😼.
"Từ khi có nꦰhà vệ sinh mới với 12 khoang cho nam nữ riêng, thầy cô và các con rất phấn khởi vì nhà vệ sinh mới sạch sẽ. Các con không phải xếp hàng chờ đợi nhau như trước", cô Nhung nói.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu Bả🦩n Bo có hơn 400 học sinh nhưng chỉ có một nhà vệ sinh 4 khoang nặng và hai dãy vệ sinh nhẹ chia nam, nữ nên thường xuyên tắc vì quá tải. Hơn nữa, dãy nhà vệ sinh xuống cấp, đặc biệt chỉ có một bể phốt nꦆhỏ nên không đủ sử dụng.
Theo cô giáo Phù Kim Tình, nhà vệ sinh cũ của trường được xây cách đây hơn 17 năm với một khoang chung cho cả giáo viên và học sinh nên thường xuyên rơi vào tình trạng tắc, quá tải, các thầy cô phải trực tiếp xử lý. "Từ khi nhận được bàn giao nhà vệ sinh🌼 mới, lại đúng thời điểm đầu năm học mới, các em học sinh rất phấn khởi đến trường, thầy cô cũng bớt được nỗi ám ảnh mỗi khi phải xử lý tắc cống", cô Tình chia sẻ.
Điểm trường Pho Xin Chải nằm cheo leo trên đỉnh núi cao, đường đèo dốc quanh co. Đây là nơi sinh hoạt, học tập của các em học sinh dân tộc Mông. Nhà vệ sinh của trường xây tạm từ năm 2012 rất sơ sài, không tự hoại (cầu tiêu). Đặc biệt, nhà vệ sinh duy nhất của điểm trường này ngoài phục vụ thầy cô và học sinh, còn phục vụ cả người dân trong bản vì nhà dân cũng không có nhà vệ sinh nên thường xuyên bị đầy, bốc mùi hôi thối. Các thầy cô phải trực tiếp xử lý.
Trước đây, các em học sinh phải xế༺p hàng đi chꦇung một nhà vệ sinh tạm, đường lên dốc đều là đường đất, mỗi khi trời mưa sẽ trơn trượt, nguy hiểm.
Ngày hội Vệ sinh học đường tại Tam Đường, Lai Châu Video: Lộc Chung
Nguyễn Phượng
Ảnh: Duy Anh