Ngày 9/7, anh Nguyễn Thành Nam, bác sĩ tại Bệnh viện 22/12🐟, cùng một số người bạn đi từ TP Nha Trang đến kh⛎u vực suối Đá (TP Cam Ranh) để họp lớp dịp cuối tuần. Đến gần trưa, một người trong nhóm phát hiện bé trai 4 tuổi trôi dạt từ phía thượng nguồn, sùi bọt mép, lập tức gọi cứu.
Anh Nam cùng một phụ nữ trong nhóm (làm điều dưỡng) đến hỗ trợ, phát hiện bé trai trong tình trạn♒g không mạch, tim ngừng đập, đồng tử không đáp ứng, tay chân duỗi thẳng, nhận định "chết lâm sàng". Bác sĩ lập tức ép tim, còn nữ điều dưỡng hô hấp nhân tạo liên tục.
"Lúc đó môi bé đã tím táiꦡ, miệng sùi bọt mép, tôi nghĩ nước vào phổi rất nhiều, hy vọng cứu sống không cao nhưng tôi vẫn cố gắng cứu", bác Nam nói, thêm rằng quy trình thổi ngạt, ép tim diễn ra trong vòng 10 phú🔯t.
Sau🐈 đó, bé trai bắt đầu sặc nước, có dấu hiệu tỉnh, tay chân bắt đầu hồng trở lại. Một số người trong nhóm cũng hỗ trợ xoa bóp để bé khôi phục phản xạ, vỗ lưng, ủ ấm cho trẻ, đưa vào Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh.
Gia đình cho biết cuối tuần bệnh nhi đi chơi suối cùng dì và bà nội, nhưng vô tình trượt chân ngã và trôi dạt. Lúc nhập viện, bé ho và khó thở, được các bác sĩ điều trị hút đờm hầu họng. Hiện, sức khỏe bé đã ổn định, xuấ♚t viện trong s��áng nay.
"Khu vực suối Đá thường xuyên có nhiều dòng nước xoáy, nhiều trường hợp tai nạn, vì vậy cha mẹ nên để ý trẻ", anh Nam nói, thêm rằng phụ huynh nên trang bị kỹ năng sơ c♋ứu nhanh và đúng với tình huống đuối nước.
Theo đó, sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ đuối nước rất quan trọng vì nguyên nhân gây tử vong là tổn thương não do thiếu oxy. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa khoảng 4-5 phút, nếu quá giới hạn này, não sẽ tổn thương không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh. Do đó, khi thấy một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim, cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay lập tức, vì đây là thời điểm vàng để cứu sống trẻ. Biện pháp dốc ngược trẻ chạy vòng quanh không có tác dụnꦕg bơm 🍃oxy lên não, thậm chí còn làm bỏ lỡ thời gian vàng cứu sống nạn nhân.
Bùi Toàn