Hãng tư vấn Boston Consulting Group và liên minh tuyển dụng toàn cầu The Network vừa công bố một khảo sát có tên "Decoding Global Talent, Onsite and Virtual", phản ánh các xu hướng trong lực lượng lao động toàn thế giới. Khảo sát được tiến hành với 209.000 người ở 19🐎0 quốc gia, từ tháng 10 đến tháng 12/2020, nhằm tìm hiểu xem liệu người được hỏi có muốn chuyển sang nước ngoài làm việc hay không v🌠à trong hoàn cảnh nào.
Kết quả, Canada hiện được coi là điểm đến mong muốn nhất của những người lao động khi lựa chọn một quốc gia để đến làm việc. Trong khi đó, Mỹ tụt ♛một hạng, từ thứ nhất năm ngoái xuống thứ hai, vì "phản ứng trước đại dịch kh🐻ông nhất quán, áp dụng các chính sách dân tộc chủ nghĩa và bất ổn xã hội".
Top 10 điểm đến người lao động muốn chuyển đến làm nhất | |||
Thứ hạng | Quốc gia | Thứ hạng | Thành phố |
1 | Canada | 1 | London (Anh) |
2 | Mỹ | 2 | Amsterdam (Hà Lan) |
3 | Australia | 3 | Dubai (UAE) |
4 | Đức | 4 | Berlin (Đức) |
5 | Anh | 5 | Abu Dhabi (UAE) |
6 | Nhật Bản | 6 | Tokyo (Nhật Bản) |
7 | Thụy Sỹ | 7 | Singapore |
8 | Singapore | 8 | New York (Mỹ) |
9 | Pháp | 9 | Barcelona (Tây Ban Nha) |
10 | New Zealand | 10 | Sydney (Australia) |
Canada và Australia, hai quốc gia xếp sau Mỹ l💯ần trước thì đều đã thực hiện "việc quản lý ඣđại dịch tốt hơn nhiều". Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, hai nước này có "hệ thống xã hội tốt hơn và văn hóa cởi mở hơn Mỹ".
Báo cáo cho🐠 biết, việcꦛ Singapore và New Zealand vào top 10 cho thấy các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã ngăn chặn đại dịch tốt hơn.
Xét về thành phố, thủ đô London của Anh vẫn là nơi đáng để chuyển đến làm việc nhất trên thế giới, tiếp theo là Amsterdam của Hà Lan. "Sự nổi tiếng của Khối thịnh vượng chung Anh mang lại hào quang cho London, giúp thành phố này vượt qua những bất ổn địa chính t🐻rị, như Brexit, vốn ảnh hưởng đến toàn bộ nước Anh trong những năm gần đây".
Tuy nhiên, số lượng người lao động nói rằng họ sẵn sàng chuyển đến một quốc gia khác để làm việc đã giảm kể từ cuộc khảo sát đầu tiên năm 2014, từ 63% xuống còn khoảng 50%. Báo cáo𓆉 cho rằng, một phần của xu hướng này là do lệnh hạn chế đi lại trên toàn thế giới và sự chuyển dịch ồ ạt sang làm việc từ xa - cho phép mọi người làm việc cho một công ty ở nước ngoài mà không phải chuyển chỗ ở.
Phiên An (theo CNBC)