Chủ nhật, 24/11/2024
Thứ ba, 4/6/2013, 05:00 (GMT+7)

10 sai lầm tài chính ai cũng dễ mắc

Hoạch định chi tiêu ngắn hạn, nợ quá nhiều hoặc quá ít... đều là những sai lầm tài chính thường gặp theo đᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚánh giá của tờ Money USNews.

Chỉ lập kế hoạch ngân sách trong ngắn hạn

Nhà nghiên cứu đề nghị nên lập kế hoạch ngân sách hàng năm sẽ tốt hơn so với việc chỉ lập hàng tháng. Chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin hơn khi ước tính ngân sách hàng năm, do đó sẽ có xu hướng dự phòng cho nh☂ững chi phí bất ngờ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, mọi người thường ước tính chi phí hàng tháng thấp hơn đến 40% thực tế và cao hơn 3% đối với chi phí hàng năm. Chính vì ước tính thiếu đến 40%, bạn sẽ gặp rắc rối nếu có vấn đề phát sinh.

Bội chi cho nhà ở

Chi tiêu cho nhꦯà ở thường khó xác định trừ khi bạn có một khoản tiền để dành hàng tháng cho việc này. Có nhiều người gặp rắc rối khi thanh toán chi phí liên quan đến nhà cửa. Các chuyên gia tư vấn tài chính khuyên người mua nhà nên để dành khoảng 1/3 thu nhập của m♕ình cho nhà ở.

Không đầu tư cho sự nghiệp

Đầu tư cho sự nghiệp bằng việc thuê chuyên gia hay tham gia các khoa học có thể giúp bạn được thăng chức, thoát khỏi nguy cơ bị sa thảiꦜ hoặc tiếp cận công việc hằng mơ ước. Kinh nghiệm từ một buổi học còn có íc🦹h hơn chi tiền cho những bữa ăn, cà phê để nói chuyện với đồng nghiệp.

Thành nạn nhân của những cái bẫy chi tiêu

Điển hình là thẻ tín dụng có thưởng, trên lý thuyết thì rất tốt nhưng họ đang cố gắng khuyến khích bạn chi tiêu nhiều hơn dự định. Kinh tế học gọi hiện ꦕtượng này là "pur🌜chase acceleration" (tăng tốc mua) vì bạn mong muốn được giải thưởng đó. Ngoài ra, mức lãi suất của loại thẻ có thưởng này cao hơn 2% so với loại thông thường.

Thất bại trong việc mặc cả giá

Hầu hết các cửa hàng đều có thể giảm giá cho khách hàng nhằm giữ chân họ và cạnh tranh với đối thủ. Nhưng phần lớn người tiêu dùng lại không nhận ra sự linh hoạtܫ trong giá bán này và không yêu cầu cho một mức giá hợp lý hơn.

Thu nhập chỉ tới từ một nguồn

Một người lao động hiện nay trunಞg bình làm khoảng 10 công việc khác nhau trước tuổi 36. Trong số đó, có thể là tự nguyện chuyển việc hoặc bị sa thải. Bꦓằng việc kiếm thêm thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, công nhân có thể tăng sự ổn đinh tài chính của minh. Nguồn khác ở đây có nhiều lựa chọn, những công việc bán thời gian, hợp đồng giảng dạy ngoài giờ hoặc tiềm năng từ internet.

Nợ quá nhiều hoặc quá ít

Không phải khoản nợ nào cũng xấu. Một khoản nợ có thể giúp bạn tiếp tục việc học, mua trang phục chuyên nghiệp trước khi nhận tháng lương đầu tiên hoặc chi trả phí sinh hoạt trong thời gian khó khăn. Quá sợ vay nợ có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ💛 hội nhưng nợ quá nhiều bạn có thể bị phá sản.

Tập trung quá nhiều vào các chỉ số

Tập trung quá nhiều vào sự biến động của các chỉ số chỉ mang lại thêm căng thẳng. Khi thị trường đi xuống, hãy thử tập t꧅rung vào các sở thích cá nhân, gia đình hoặc đi dạo. Một số bản tin truyền hình thường coi những khoảng thời giaﷺn đi xuống của thị trường như là suy thoái. Nếu danh mục đầu tư  đủ đa dạng để phân tán rủi ro thì bạn đã làm rất tốt phần việc của mình.

Trông chờ vào chính sách an sinh xã hội

Lợi ích xã hộ♎i thường có xu hướng giảm dần theo thời gian vì số lượng người nhận tăng nhanh hơn mức đóng góp. Những người trẻ tuổi nên lên kế🌱 hoạch cho quỹ hưu trí và tài khoản tiết kiệm của mình ngay từ bây giờ.

Bội chi vào quà tặng

Một khảo sát ở Mỹ cho thấy lượng tiền mọi
người chi tiêu vào quà tặng🅰 dịp Giáng Sinh đã giảm mạnh so với năm 2001. Xu hướng hiện tại của họ là những món quà ý nghĩa, rẻ tiền thay vì trang sức, tivi. Bạn có thể vào một số trang web như craftster.org để tìm ý tưởng về những món quà tự làm độc đáo.

Nguyễn Tâm (theo Money USNews)

Gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]