CNN hôm 2/1 dẫn trường hợp của Isa Elkun, m💎ột nhà thơ người Duy Ngô Nhĩ chạy trốn khỏi Tân Cương hơn 20 năm trước. Bố Elkun qua đời năm 2017 nhưng anh không thể quay về chôn cất. Để nắm được thông tin, người này tìm mộ bố trên Googl🀅e Earths.
"Tôi biết chính xác ngôi mộ của bố tôi ở vị trí nào", Elkun nói tại nhà riêng ở phía bắc London, Anh. "Khi tôi còn là một đứa trẻ, chúng tô꧃i đến cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo và thăm những người thân đã khuất. Toàn bộ cộng đồng cư dân chúng tôi rất thân thuộc với nghĩa địa ꧂đó".
Elkun "viếng" người bố đã khuất của mình như thế trong gần hai năm. Nhưng vào tháng 6/2019, ảnh vệ ✅tinh mới cập nhật trên Google cho thấy nghĩa địa trước đây không còn gì ngoài một cánh đồng trống trải. "Tôi không biết chuyện gì đã xảy♛ ra. Tôi hoàn toàn bị sốc", người đàn ông nói.
Câu chuyện của Elkun không phải là duy nhất. Trong một cuộc điều tra suốt một tháng, tiếp xúc với nhiều nguồn tin trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ và phân tích hàng trăm hình ảnh vệ tinh, CNN phát hiện hơn 100 nghĩa trang đã bị phá hủy trong hai năm qua. Báo cáo cũng được kiểm chứng bằng thông báo chính thức của chính phủ Trungඣ Quốc về việc "di dời" các nghĩa trang.
Phát hiện đầu tiên về việc phá hủy các nghĩa trang của người Duy Ngô Nhĩ được AFP đưa tin lần đầu tiên vào tháng 10/2019, cùng các nhà phân tích hình ảnh vệ tinh của Earthawn Alliance. Họ cho hay ít nhất 45 nghĩa trang đã bị phá hủy từ năm 2014. Các phóng viên AFP cũng tới những nghĩa🍒 trang bị phá hủy và ở một vài nghĩa trang, ✅họ thấy những mảnh hài cốt người.
CNN cũng xác định hơn 60 ngôi mộ đã không còn, bằng cách đối chiếu thông tin với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoà🎃i, thông qua hình ảnh vệ tinh được chụp trong những năm khác nhau.
Chính phủ Trung Quốc không phủ nhận việc phá hủy các nghĩa trang, song khẳng định rằng đây là hành động cần ꧒thiết nhằm "đáp ứng nhu cầu quy hoạch thành phố và thúc đẩy xây dựng".
"Chính quyền Tân Cương hoàn toàn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do của tất cả các nhóm dꦡân tộc trong việc lựa chọn nghĩa trang, phương thức mai táng và chôn cất", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết tro🧔ng một tuyên bố.
Trung Quốc phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ cá🐈c nhà hoạt động, học giả và chính phủ nước ngoài vì bị cáo buộc giam giữ hàng loạt, giám sát chặt chẽ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng thiểu số khác sinh sống ở Tân Cương.
Một báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Liên🦹 Hợp Quốc hồi tháng 8 nói rằng Trung Quốc đang giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng thiểu số trong các "trại giam khổng lồ được che giấu bí mật" ở Tân Cương.
Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc, nói rằng B🐲ắc Kinh bảo vệ tôn giáo, văn hóa của các cộng đồng thiểu số trong khu vực và các b🐈iện pháp an ninh là cần thiết để chống lại ảnh hưởng của các nhóm cực đoan kích động bạo lực. Bắc Kinh cũng khẳng định không thực thi giam giữ tùy tiện và cải cách chính trị.
Tại họp 𒊎báo ở Bắc Kinh ngày 16/12/2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định quyền tự do tôn giáo của công dân được bảo vệ mạnh mẽ ở Tân Cương và người dân địa phương tán thành các biện pháp của chính 𝄹phủ Trung Quốc nhằm "chống khủng bố và duy trì sự ổn định".
Mai Lâm (Theo CNN)