🀅Trong 100 ca dương tính, có 64 người về từ TP HCM, Đồng Nai 9, Bình Dương 7, Hà Giang 5, Nam Định và Hà Nam 3, Phú Thọ và Quảng Ngãi 2, Tây Ninh, Bắc Giang, Đăk Lăk, Phú Quốc và An Giang mỗi nơi một.
꧃Trong số họ, 61 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, 24 người đã tiêm một mũi, 8 người chưa tiêm và 7 người chưa đến tuổi tiêm chủng.
𒁏Hà Nội ghi nhận 13 chùm ca nhiễm, ổ dịch vẫn diễn biến phức tạp; 125 điểm phong tỏa; 867 F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế.
🎐Chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế) cho rằng Hà Nội gần đây ghi nhận nhiều ổ dịch trong cộng đồng, song điều đó là tất yếu bởi thủ đô là nơi có sự giao thương lớn và đông người, một khi nới lỏng các biện pháp giãn cách thì sẽ rất dễ lây lan mầm bệnh.
🍬Những người về từ vùng dịch như TP HCM và các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An... có thể đã nhiễm nCoV và lây cho gia đình, người xung quanh nếu không được quản lý tốt.
🌺"Chúng ta cần chấp nhận việc ghi nhận ca nhiễm, vấn đề là phải phát hiện sớm để truy vết các ổ dịch", ông Phu nói, đồng thời nhấn mạnh những người đã tiêm đủ hai liều vaccine vẫn có thể bị nhiễm và lây cho người khác bởi "không có vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%". Tiêm vaccine nhằm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, giảm mức độ triệu chứng khi nhiễm, giảm tỷ lệ bệnh trở nặng và các ca tử vong.
☂"Những người đã tiêm chủng đầy đủ cần tuân thủ biện pháp phòng ngừa 5K như đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách, tránh nơi đông người và không gian kín, rửa tay thường xuyên", ông nói.
Hôm 7/11, Thủ tướng cũng kêu gọi người dân "không vì tiêm vaccine mà chủ quan♔". Các tỉnh, thành đẩy mạnh vận động người dân thực hiện nghiêm 5K, không vì đã tiêm vaccine mà lơ là, chủ quan. Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã thay đổi tư duy và cách chống dịch theo hướng quản lý rủi ro, chứ không theo đuổi chính sách "zero Covid". Ông nói khi chuyển trạng thái, có thể xảy ra vấn đề, nhưng quan trọng nhất là phát hiện, điều chỉnh kịp thời, bởi "không có lựa chọn hoàn hảo mà chỉ có lựa chọn tối ưu".
Hà Nội🀅 vừa cập nhật cấp độ dịch mới ở quy mô toàn thành phố, chuyển từ vùng xanh thành vùng vàng. Nhiều hoạt động phải dừng hoặc hạn chế như sự kiện trong nhà, ngoài trời; vận tải hành khách công cộng; bán hàng rong, vé số dạo...
🔜Sở Y tế Hà Nội đề nghị phòng y tế, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã quản lý chặt chẽ người đến/về địa phương, đặc biệt là từ những vùng có diễn biến dịch phức tạp. Cùng với đó, tăng cường hệ thống giám sát, điều tra xử lý dịch; củng cố năng lực của hệ thống y tế cơ sở; phòng chống dịch dựa vào cộng đồng.
✨Trong hướng dẫn Bộ Y tế ban hành ngày 9/11, căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Sở Y tế chỉ đạo việc quản lý người nhiễm tại cơ sở y tế hoặc tại nhà. Hiện, Hà Nội chưa cách ly F0, F1 tại nhà với lý do thành phố "đất chật người đông".
🦩"Hà Nội chỉ tính đến cách ly tại nhà khi số lượng người cách ly gia tăng quá cao. Bên cạnh đó, Hà Nội đặc thù đất chật người đông, không đảm bảo đủ an toàn khi cách ly tại nhà, vì vậy F0 nhẹ, không triệu chứng vẫn cần điều trị tập trung", bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), nói.
🐷Theo báo cáo của Sở Y tế, Hà Nội có 42 cơ sở cách ly với 14.639 chỗ. Tính đến 2/11, thành phố đang cách ly tập trung 1.975 người tại 25 cơ sở, đều là F1 nhập cảnh từ vùng dịch. 4.568 F0 điều trị tại cơ sở y tế, trong đó 3.610 người đã ra viện, 618 chuyển viện.