Theo ông Vũ Minh Xuyên, Phó giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước, chỉ tiêu trên mang tính định hướng. Việc tiếp nhận lao động phụ thuộc vào𝓡 nhu cầu chủ൲ sử dụng. Nếu chủ Hàn Quốc thích lao động Việt Nam thì sẽ yêu cầu cao hơn mức hạn ngạch đưa ra.
Năm 2007, Hàn Quốc dành cho Việt Nam 9.000 chỉ tiêu, nhưng 𒊎số xuất cảnh thực tế đã lên hơn 10.000. "Trong 15 quốc gia tham gia chương trình cấp phép mới, lao động Việt Nam được đánh giá rất cao. Phần đông lao động đi đợt đầu tiên năm 2004 khi hết hạn hợp đồng൲ đều được gia hạn", ông Xuyên nói.
Với 12.000 chỉ tiêu này, Trung tâm lao động ngoài nước sẽ phân bổ cho 64 tỉnh thành. Lao động muốn đi làm việc ở Hàn Quốc 🧸phải đến Sở Lao động địa phương đăng ký và trải qua một kỳ kiểm tra tiếng Hàn. Nếu qua được kỳ thi này, họ mới có cơ hội sang làm việc tại xứ sở kim chi. Dự kiến, ngày 11/5 tới, 15.000 lao động ꦫsau khi đã qua vòng sơ tuyển ở địa phương sẽ dự thi tiếng Hàn.
Ông Xuyên cho biết, việc thi tuyển tiếng Hàn năm nay có nhiều điểm khác biệt. Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc, đơn vị được Chính phủ giao thực hiện c𒁃hương trình cấp phép mới, sẽ trực tiếp sang tổ chức thi tuyển, không phải là Ủy ban kiểm tra năng lực tiếng Hàn như mọi lần. Lệ phí thi vì thế cũng được giảm từ 30 xuống còn 17 USD🐭, tương đương 280.000 đồng.
Một điểm khác nữa là ngay khi d🔯ự thi tiếng Hàn, lao động phải đăng ký nguyện vọng đi làm việc ở ngành nghề nào. Hiện trong 12.000 chỉ tiêu của năm 2008 thì có 10.000 dành cho lao động ở lĩnhღ vực sản xuất chế tạo, 2.000 ở lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và nghề cá.
Năm nay, phía Hàn Quốc không đặt ra quy định lao động phải đạt từ 120 điểm trở lên được cấp chứng chỉ tiếng Hàn. "Giống như kỳ thi ĐH, trong từng ngành nghề, họ sẽ lấy từ cao xuống thấp và không bị điểm liệt dưới 80 điểm. Như thế lao động có thể phải đạt 130-🅠140 điểm mới được xem xét làm hồ sơ", ông Xuyên nói. Phía Hàn Quốc sẽ công khai ngân hàng 2.000 câu hỏi thi tiếng Hàn trên trang web.
Chương trình cấp phép mới được Chính phủ Hàn Quốc thực hiện từ cuối năm 2004. Đến nay, trong tổng số 107.000 lao động đến từ 15 quốc gia tham gia chương trình, Việt Nam chiếm đông nhất với 28.500 người. Lao động đi theo chương trình này chỉ phải trả mức chi p🀅hí thấp (chưa tới 700 USD), trong khi hưởng mức lương khá cao, dao động 1.000-1.300 USD.
Hồng Khánh