Chính phủ vừa gửi báo cáo thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám🔯 sát, chất vấn trong lĩnh vực Công Thương. Báo cáo do Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh thừa uỷ quyền Chính phủ cho biết༒, đến nay, số liệu thiệt hại về kinh tế của 12 dự án vẫn chưa được xác định đầy đủ nên chưa hoàn thành quyết toán, xác định giá trị các dự án.
Lý do là 5 dự án còn tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình). 5 dự án này gồm: Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 L🎃ào Cai, dự án cải tạo, mở rộng, nhà máy phân đạm Hà Bắc, nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất và d♍ự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Dù vậy, theo số liệu ước tính 6 tháng đầu năm, vốn chủ sở hữu của 12 dự án là -7.264,61 tỷ đồng. Tổng tài sản là 59.152,88 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng nợ phải🔥 trả là 63.308,82 tỷ đồng, lỗ luỹ kế là 26.360,88 tỷ đồng.
Để giải quyết khó khăn ở các dự án nói riêng, ngành sản xuất như sắt thép, phân bón, xơ sợi... trong nước nói chung, Bộ Công Thương đã sử dụng công cụ phòng vệ thương mại. Việc này giúp các dự án như nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, Công t🐟y thép Việt - Trung, Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên... dần giữ được thị trường, cải thiện tình hình kinh doanh.
Riêng dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam của Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapac💜o), vấn đề phức tạp hơn. Sau lần bán đấu giá đầu tiên không thành công năm 2017, dự án tiếp tục được tư vấn, định giá tài sản và hàng tồn kho.
Cuối năm 2019, dự án có tổng nợ hơn 3.014 tỷ đồng, công nợ phải t♋hu ngắn hạn là 4 tỷ đồng. Ngân hàng PVcomBank đã khởi kiện Vinapaco, yêu cầu tòa án giải quyết buộc Vinapaco phải trả 592,3 tỷ đồng. Hiện Vinapaco rất khó khăn về tài chính, không đảm bảo chi trả các khoản nợ gốc và lãi, nên vụ kiện này có thể dẫn đến tài sản, hàng tồn kho của dự án không thể bán đấu giá theo chỉ đạo c♉ủa Chính phủ. Bộ Công Thương đang chủ trì, giúp PVcomBank và Vinapaco rà soát và đàm phán xử lý.
Trước đó, ngày 19/8, Ban chỉ đạo xử lý các dự án đã thống nhất báo cáo Thủ tướng đưa 3 dự án là DAP-1 Hải Phòng, Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhiên liệu sinh học Bình Phước ra khỏi diện theo dõi, xử lý. Các tập đoàn, tổng công ty quản lý, chủ đầu tư các dự án này sẽ chịu trách nhi🍨ệm toàn diện việc xử lý, bảo đảm phù hợp quy định pháp luật. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ giám sát quá trình xử lý của các tập đoàn, tổng công ty tại các dự án này.
Thủ tướng, trong tháng 7, đã yêu cầu hoàn thành xử lý các dự án trong năm 2020. Nếu phải chậm hơn, thời gian không kéo dài quá nử🍷a đầu năm 2021.
12 dự án thua lỗ của ngành công thương gồm: Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2- Lào Cai; Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bìn🌱h; Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc; Dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất; Dự án nhà máy thép Việt Trung; Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ; Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam.
Tổng mức đầu tư b🌟an đầu của các dự án này gần 43.700 tỷ đồng, sau đཧiều chỉnh lên hơn 63.610 tỷ đồng (tăng gần 46%). Trong đó, vốn chủ sở hữu trên 14.350 tỷ đồng (khoảng 23%), vốn vay hơn 47.451 tỷ đồng (75%), còn lại gần 2,9% từ các nguồn khác. Trong tổng số vốn vay, khoản từ ngân hàng trong nước hơn 41.801 tỷ đồng, còn lại là vay bảo lãnh của Chính phủ.
Phương Ánh