Tạ Thị Hòa, 32 tuổi, là quản lý của một công ty kiểm toán tại TP HCM. Cô có sở thích đi du lịch và đã khám phá các nước Đông Nam Á, Nhật Bản , Trung Quốc... Dưới đây là chia sẻ về chuyến đi Trung Á của Hòa dịp gần đây.
Khi Gyula, một người bạn tôi mới gặp hai lần, rủ đi khám phá GBAO (tỉnh tự trị thuộc Tajikistan, quốc gia Trung Á), tôi thấy rất hứng thú đơn giản vì muốn rong chơi. Rồi cậu ấy bảo sẽ tập hợp các bạn từ nhiều nước khác nhau thành nhóm chừng 8 người để chia sẻ trải nghiệm, tôi lại càng háo hức hơn vì được gặp những người bạn mới trên một miền đất mới. Sau 3 tháng chuẩn bị giấy tờ, hành trang và thể lực, chúng tôi hẹn giữa tháng 9 gặp nhau ở thị trấn Osh, miền nam Kyrgyzstan.
Vì hành trình TP HCM - Incheon (Hàn Quốc) - Novosibirsk (Nga) - Osh (Kyrgyzstan) quá cảnh ở nhiều quốc gia, tôi đã rất hồi hộp lúc làm thủ tục bay. Các hãng bay, sân bay đặt nhiều câu hỏi vì phải kiểm tra tính hợp lệ của một hành trình ít gặp. Khi tôi đặt chân xuống Osh lúc 17h ngày 16/9, những người bạn mới đã có mặt đầy đủ và xong việc mua sắm thực phẩm, đồ dùng cho hành trình 12 ngày khám phá GBAO và chinh phục hồ Zorkul.
Sáng hôm sau, chúng tôi xuất phát trên hai chiếc xe địa hình. Osh (Kyrgyzstan) là điểm bắt đầu của Pamir, xa lộ kéo dài 1.252 km qua dãy núi Pamir, di dọc biên giới với Afghanistan cho tới điểm cuối Dushanbe, thủ đô của Tajikistan. Trước đây, tuyến đường này là một phần của Con đường Tơ lụa. Trải qua bao biến cố của hơn 2.000 năm, giờ đây nó là tuyến đường duy nhất đưa người ta đến với GBAO.
Đường chưa được trải nhựa, nhiều đoạn gập ghềnh, hiểm trở. Nhưng có những đoạn trên thung lũ💛ng bằng phẳng, xe chạy như bay với tầm nhìn trước mắt trải dài vô tận và hai bên núi non hùng vĩ, cao 3.000 - 5.000 m. Người Anh gọi Pamir là “Nóc nhà thế giới”, do có nhiều đỉnh núi cao trung bình 4.000 m.
Nhiều sách cẩm nang du lịch bình chọn xa lộ Pamir là cung đường lái xe đẹp nhất thế giới. Khi băng qua những sườn núi với đủ màu sắc và tạo hình, nhìn xa xa, những đỉnh núi phủ tuyết trập trùng, tôi chỉ biết lặng đi mà ngắm.
Điểm nhấn trên quãng đường từ Osh đến Mugrab (412 km) là hồ Karakul xanh biếc màu trời, nằm giữa thảm sa mạc mênh mông ngay dưới chân những ngọn núi phủ tuyết. Khi qua các chốt kiểm soát ở biên giới hai nước Kyrgyztan và Tajikistan, mọi thứ có vẻ suôn sẻ vì nhóm có hướng dẫn viên và lái xe người Kyrgyzstan.
Tuy nhiên, trước chuyến đi, tôi đã không khỏi lo lắng về tin hai du khách người Mỹ bị thiệt mạng về tay Tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIS trên Pamir trong tháng 7. Tình hình quân sự tại Tajikistan từng được nhắn nhủ trong bài viết rằng: “Trên bề mặt mọi thứ có vẻ bình yên... nhưng vẫn tồn tại bất ổn và biến cố ở khu vực này”.
Sau khi nghỉ đêm tại một homestay ở Mugrab, ngày tiếp theo chúng tôi đến Khorog (327 km), thành phố thủ phủ của GBAO. GBAO rộng lớn, chiếm đến 45% diện tích của Tajikistan nhưng dân số chỉ chiếm khoảng 3% (khoảng 200.000 người). Trái tim của Khorog là Đại học Trung Á. Trường được tài trợ bởi Aga Khan IV năm 2000, được cho là đã đem lại hy vọng cho thế hệ trẻ và khơi dậy niềm tin vào tương lai của thành phố.
Ngày thứ ba, chúng tôi lái xe dọc theo sông Pyanj, phía bên kia bờ là Afghanistan. Có những đoạn sông hẹp, tưởng chừng như chỉ vài bước là có thể sang Afghanistan. Chúng tôi nhìn rõ những mái nhà, những con đường cheo leo trên sườn núi và bàn tay người dân Afghanistan vẫy chào. Tại thung lũng Wakhan xanh tươi giữa hai sườn núi, chúng tôi bắt gặp những em nhỏ người Tajikistan tan trường về.
Sau khi nghỉ đêm tại homestay ở Yanchum, chúng tôi dậy từ sớm để ngắm bình minh trên pháo đài cổ Yanchum, công trình hơn 2.300 năm tuổi. Thông tin về pháo đài cổ này không nhiều, càng khơi gợi trí tò mò của chúng tôi, nhất là Simon - thành viên đam mê lịch sử của nhóm. Nhìn từ pháo đài là thung lũng sông Pyanj và dãy núi Hindu Kush kỳ vĩ. Không khí tĩnh lặng buổi sáng càng khiến mọi người chìm vào sự thiêng liêng kỳ bí của nơi này.
Cũng trong ngày hôm ấy, chúng tôi đã leo núi quãng 12 km từ độ cao 3.300 m lên đến 3.900 m để đến bãi cắm trại trong thung lũng đỉnh Engels. Tr𝓀on🐽g thung lũng là dòng suối mềm mại và không gian tĩnh lặng, hoàn toàn cách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Chúng tôi hạ trại và nấu bữa tối.
Đêm trong thung lũng lạnh dưới 0 độ; có bạn trong nhóm không ngủ được mặc dù có đầy đủ túi ngủ, nệm ngủ, và áo quần nhiều lớp. Tuy nhiên, so với những đêm ngủ lều sau đó ở Zokul thì đêm ở đỉnh Engels với tôi vẫn còn dễ chịu. Buổi sáng ở Engles hết sức bình yên, trong khi Guyla và Kimbat lo bữa sáng, Cilcilia vẽ tranh, tôi tập yoga, Kyle và Simon trèo khám phá một ngọn núi gần đó.
Nhưng đến 18h, khi mặt trời sắp tắt, chúng tôi phát hiện ra mình bị lạc giữa sa mạc xung quanh là núi cao hơn 3.000 m. Chỉ có hai lối rẽ trong suốt quãng đường, vì vậy chúng tôi nghĩ là đã rẽ nhầm đâu đó và không nhìn thấy dấu hiệu nhận biết.
Chúng tôi quay ngược lại tìm kiếm dấu hiệu nhận biết và gọi điện thoại vệ tinh để xin chỉ dẫn nhưng mọi thứ vẫn mờ mịt. Một tiếng sau, trời tối hẳn thì sự lo lắng càng tăng lên. Chúng tôi có đủ nước và lương thực để qua đêm trong thung lũng. Nhưng giữa hoang mạc đồng rêu lạnh lẽo chỉ có chó sói, thỏ và đại bàng thì đó là một phương án khó khăn.
Đến gần 20h, chúng tôi thấy ánh đèn chớp tắt từ một chân núi phía đông. Mọi người cầu mong đó là ánh đèn hiệu của Daniyar, hướng dẫn viên leo núi hẹn đợi chúng tôi ở trại săn. Bỏ đường mòn, chúng tôi lái xe thẳng về hướng ánh đèn.
Nhưng rời đường mòn thì mặt đất nhấp nhô, đèn pha không đủ để nhìn xa, và rồi một dòng suối lớn xuất hiện trước mắt. Chúng tôi lại quay đầu xe tìm đoạn có thể vượt suối. Hai chiếc xe SUV quay vòng. Đúng lúc đó thì từ nơi phát ra ánh đèn chớp tắt, có chiếc xe hơi bắt đầu chạy về hướng chúng tôi. Giây phút gặp Daniyar, chúng tôi bắt tay mừng thoát hiểm.
Sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu chinh phục hồ Zorkul. Tuyết rơi dày, trời lạnh âm độ. Nhưng mọi người tếu táo bảo tuyết rơi vẫn còn tốt hơn mưa. Thử thách trước mắt là 9 km từ độ cao 4.100 m lên đến 4.900 m trong tuyết.
Với sự dẫn đường của Daniyar và giúp sức của ba chú bò yak thồ hành trang, chúng tôi đã vượt qua được thử thách và về đến đ꧙ích cắm trại ngày đầu tiên bên hồ Zorkul. Gyula bảo tôi rằng Tajikistan nổi tiếng nhiều hồ, nhưng chúng tôi chọn chinh phục Zorkul vì đây là hồ khó đến nhất.
Ở vị trí hẻo lánh, hồ Zorkul có sự tĩnh lặng và thiên nhiên đẹp đến vô tận. Giữa sự bình yên ấy vang lên bài ca sử thi của đất (núi), nước (hồ và tuyết), lửa (mặt trời) và khí (gió). Trong bài ca hoành tráng ấy, con người chỉ là một hạt bụi nhỏ bé dễ dàng bị cuốn đi.
Ngày tiếp theo, chúng tôi đi bộ trên 10 km đến điểm cắm trại bên hồ Kokjigit. Hành trình ngày hôm ấy chúng tôi gặp và dừng nói chuyện với một 𝔉phượt thủ đi xe đạp người Pháp đang rong ruổi trên Pamir. Hình ảnh của phượt thủ ấy khiến tôi suy nghĩ mãi về bài sử thi của thiên nhiên và ý chí chinh phục của con người. Ngày hôm ấy cũng có giây phút chúng tôi lo lắng vì mất dấu của hai chú yak thồ hành lý, nhưng cu𒈔ối cùng cũng đã bắt kịp chúng.
Ngày cuối cùng chinh phục Zorkul, chúng tôi đi bộ 28🐽 km để về đến Jarty Gumbez và đắm mình trong suối nước nóng Chesh Dobo. Giây phút về đến đích, tôi ôm chầm lấy Momhammed, anh lái xe người Kyrgyzstan đã đợi đón chúng tôi trở về sau ba ngày leo núi. Chúng tôi ai nấy đều mệt mỏi nhưng hân hoan vì đã hoàn thành thử thách chinh phục Zorkul. Jonas - bạn trong nhóm đến từ Đan Mạch đùa vui rằng vượt qua 4.900 m thℱì coi như là đã chinh phục luôn đỉnh Mont Blanc cao nhất ở châu Âu rồi.
12 ngày chứng kiến vẻ đẹp của thiên nhiên, tôi và những người bạn của mình đã thôi sửng số💎t, thay vào đó là niềm đam mê với Tajikistan và trân trọng con người cùng bề dày v꧙ăn hóa lịch sử của đất nước Trung Á nhỏ bé này.
Tạ Thị Hòa