Tối 5/4, Đại lộ Naciones Unidas ở thủ đô Quito của Ecuador, nơi có ꦏtòa đại sứ Mexico, bỗng nhiênꦆ vắng bóng xe cộ qua lại. Thay vào đó, nhiều xe cảnh sát, quân sự chớp đèn, hú còi phong tỏa tuyến phố, các binh sĩ mang súng trường và trang phục chống bạo động tập hợp bên ngoài cánh cửa đóng kín của đại sứ quán Mexico.
Vài giờ trước đó, chính phủ Mexico thông báo chấp thuận đơn xin tị nạn của ♎cựu phó tổng thống Ecuador Jorge Glas, người đã nương náu tại đại sứ quán nước này ở Quito vài tháng qua.
Glas giữ chức phó tổng thống Ecuador nhiệm kỳ 2013-2017 dưới thời tổng thống cánh tả Rafael Correa, nhưng sau đó bị bãi nhiệm và kết 💫án 6 năm tù vì tội tham nhũng liên quan tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil.
Ông ra tù hồi tháng 11/2022, nhưng cuối năm ngoái tiếp tục bị phát lệnh bắt với cáo buộc tham nhũng khoản tiền dành để khắc phục hậu quả trận động đất ở tỉnh Manabi năm 2016. Ông tránh lệnh൩ bắt bằng cách trốn trong đại sứ quán Mexico ở Quito từ tháng 12 năm ngoái.
Việc Mexico chấp thuận đơn tị nạn của Glas khiến chính quyền Tổng thống Ecuador Daniel Noboa tức giận, cáo buộc nước này "chứa chấp tội phạm". Cảnh sát và quân đội Ecuador bắt đầu tăng cường hiện diện quanh đại sứ quán Mexico từ chiều 5/4. Tổng thống Noboa sau đó quyết định phê chuẩn chiến dịch đột kích chưa từng có tiền lệ vào sứ quán Mexico để bắt người, với lý do Glas "có thể ཧbỏ trốn".
Trang tin Mexico La Silla Rota cho hay trong khi binh sĩ đứng gác và phon🅠g tỏa con đường, cảnh sát đặc nhiệm Ecuador bắt đầu hành động lúc 21h53. Họ mang súng trường, khiên chắn đạn áp sát cổng sꦅát của tòa đại sứ quán.
Một số cảnh sát đặc nhiệm mặc trang phục màu đen từ đầu đến chân nhanh chóng trèo lên hàng rào sát, đổ bộ vào bên trong khuôn viên tòa đại sứ, nơi được coi là lãnh thổ có chủ quyền của Mexico và được hưởng quyền "bất khả xâm phạm" theo Công ước Vienna về quan hệ ngoꦺại giao năm 1961.
Hiện chưa rõ đại sứ quán Mexico có lực lượng an ninh riêng hay không v❀à họ làm gì vào thời điểm cảnh sát đặc nhiệm Ecuador đột kích.
Tờ El Universo cho biết cảnh sátܫ Ecuador vào đại sứ quán Mexico khoảng 22h để thực hiện lệnh bắt Glas với hai cáo buộc là không tuân thủ yêu cầu trình diện định kỳ và tham nhũng, 🃏liên quan sai phạm trong sử dụng quỹ tái thiết tỉnh Manabi.
Sonia Vera, luật sư của Glas, kể với AP rằn🍃g các cảnh sát vũ trang đã xông vào phòng cựu pꦰhó tổng thống Ecuador bên trong tòa đại sứ Mexico. Glas cố gắng chống cự khi ông bị cảnh sát bẻ tay ra sau để khống chế.
Theo bà Vera, cảnh sát Ecuador sau đó "quật Glas xuống sàn nhà, đá vào đầu, lưng, chân và tay ๊ông". Khi Glas "không thể đi, họ lôi ông ấy ra ngoài".
Tham tán Công sứ Mexico tại Ecuador Roberto Canseco xác nhận Glas bị cảnh sát Ecuador bắt lúc 22h05. Ông bày tỏ lo ngại 🐷"Glas có thể bị sát hại".
Hai xe cảnh sát Ecuador sau đó hú còi rời khỏi tòa đại sứ. Khi Canseco tiếp cậ🍌n và tìm cách ngăn cản chiếc xe chở Glas, cảnh sát Ecuador ngăn cản và quật ngã ông.
Canseco cho hay các sĩ quan cảnh sát Ecuador đã xông và༒o và tấn công một cách thô bạo khi ông tìm cách ngăn họ bắt Glas. Ông muốn lên xe cảnh sá🀅t chở cựu phó tổng thống Ecuador nhưng bất thành.
"Hành động đó hoàn toàn không thể𓂃 chấp nhận. Họ lục soát đại sứ quán Mexico như những tên tội phạm", Canseco trả lời báo giới sau đó, thêm rằng ông "đã liều mạng để bảo vệ danh dự và chủ quyền của đất nước mình".
22h20, văn phòng Tổng thống Ecuador xác nhận giới chức nước nà🔯y đã bắt Glas, thêm rằng cựu phó tổng thống đ🔜ược Mexico cấp phép tị nạn "trái với khuôn khổ pháp lý thông thường".
22h35, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador chỉ trích giới chức Ecu♌ador, mô tả hành động của họ là "vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và chủ quyền của Mexico".
22h50, Ngoại trưởng Mexico Alicia Barcena xác nhận Mexico City cắt quan hệ ngoại giao với Quito "sau khi Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao bị vi phạm và một số nhân viên ngoại giao Mexico ở Ecuador bị thương".
Đội ngũ pháp lý của Glas không được phép nói chuyện với ô🌺ng ở văn phòng công tố viên. Nhóm của bà Vera đang soạn kiến nghị đình quyền giam giữ để đối phó với các cáo buộc nhằm vào Glas.
Ông Glas, 54 tuổi, được đưa tới một trại tạm giam ở Quito. Đến sáng 6/4, giới chức sử dụng xe bọc thép chuyển ông đến 🌟nhà tù an ninh nghiêm ngặt La Roca ở thành phố cảng🐓 Guayaquil, tây Ecuador.
Ecuador đang đối mặt nhiều chỉ trích sau sự việc. Hàng loạt quốc gia Mỹ Latin như Argentina, Bolivia, Brazil, Colombia, Uruguay lꩵên án Ecuador. Nicaragua cũng quyết định cắt quan hệ ngoại giao với Ecuador, động thái phản ánh tính nghiêm trọng của sự việc.
Người dân Ecuador phản ứng trái chiều với động thái quyết liệt của chính phủ. "Đây ♌là hành động hoàn toàn không tôn trọng luật pháp quốc tế", Delfa Mantilla, 62 tuổi, giáo viên về hưu, nói.
Một số lo ngại căng thẳng ngoại giao trong khu vực từ sự cố này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Hàng chục nghìn người Ecuador di cư qua Mexico để đến Mỹ mỗi năm. Hai nước cũng đang đối mặt tình trạng tội phạm x𓆏uyên quốc gia gia tăng, với nhiều bă🌠ng đảng Mexico hoạt động ở Ecuador.
Theo tổ chức khảo sát dư luận A✃lvaro Merchante, số người Ecuador ủnꦕg hộ quyết định đột kích bắt Glas cao hơn số người phản đối. Dư luận Ecuador cũng tin rằng Mexico sẽ không dám trả đũa và Mỹ cũng sẽ không có hành động cứng rắn như cắt viện trợ.
Dù nhiều người Ecuador ủng hộ hành động của chính phủ, Tổng thống Noboa đang khiến quan hệ 🍎ngoại giao vốn đã suy yếu với các quốc gia trong khu vực thêm rạn nứt, theo giới chuyên gia.
Tổng thống Noboa, 36 tu🎉ổi, đang nhận được sự ủng hộ từ người dân Ecuador sau khi tuyên bố chiến lược tổng lực trấn áp buôn bán ma túy. Ông dùng quyền lực khẩn cấp để triển khai binh sĩ trên đường phố, giành lại những nhà tù bị băng đảng kiểm soát.
Will Freeman, nhà nghiên cứu về Mỹ Latin tại Hội đồng Quan hệ Đối ngo😼ại Mỹ, nói quyết định cho phép cảnh sát xông vào đại sứ quán Mexico làm dấy lên lo ngại về những động thái ông Noboa sẵn sàng thực hiện để tái đắc cử. Noboa sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2025 và phải ra tranh cử lần nữa, bởi ông được bầu chỉ để hoàn thành nhiệm kỳ hiện tại của cựu tổng thống Guillermo Lasso.
"Tôi thực sự hy vọng ông Noboa kh๊ông đi theo con đường sẵn sàng phớt lờ pháp trị để thi hành chính sách dân túy trước thềm bầu cử", Freeman nói.
Như Tâm (Theo El Universo, La Silla Rota)