(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.)
🌊Tối 21/3, tôi lên một trong ba chuyến bay cuối cùng từ TP HCM đi Melbourne (Úc) để chuyển tiếp đi Auckland (New Zealand) - nơi vợ và hai cô con gái của tôi đang sinh sống.
ꦦHôm đấy, Việt Nam ghi nhận 91 ca nhiễm Covid-19 và New Zealand là 52 ca. Nhưng trái với những biện pháp cứng rắn của Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam, New Zealand chỉ yêu cầu những người đến và về từ nước ngoài tự cách ly 14 ngày. Dẫn đến có trường hợp như một du khách Pháp vẫn đi tung tăng khắp nơi và một cặp đôi người HongKong vẫn mua vé trực thăng đi ngắm cảnh. Và vì những du khách như thế, 19/3, New Zealand đã phải đóng cửa biên giới với tất cả các nước, trừ người thường trú và công dân. Nhưng họ vẫn không có khu cách ly đặc biệt và vẫn chỉ yêu cầu công dân tự cách ly 14 ngày tại nhà. Nhìn thấy phản ứng của hai nước, rõ ràng ở một chỗ tại Việt Nam sẽ an toàn hơn, nhưng ba người phụ nữ tôi yêu lại ở xứ lạ. Thế nên tôi quyết định phải đi về vùng dịch.
🌳Trước khi ra khỏi nhà, mẹ và chị tôi ở Việt Nam chuẩn bị rất nhiều khẩu trang, nước rửa tay và dặn dò tôi thay, rửa thường xuyên. Tôi chưa bao giờ thấy sân bay Tân Sơn Nhất vắng đến thế, nhưng trái lại với tưởng tượng của tôi, chuyến bay đi Melbourne lại đầy ắp khách, khiến tôi cũng khá lo lắng vì đông người dẫn đến khả năng lây nhiễm cao.
>> 'Gia hạn cách ly xã hội sau 15/4 là cần thiết'
🍎Đến Melbourne ngày 22/3, tôi đi ăn trưa lấy bụng và đáp chuyến bay đi Auckland. Sân bay Melbourne khá vắng, nhưng chỉ có khoảng 20% số người có đeo khẩu trang. Thấy vậy, tôi cố ăn cho lẹ rồi check-in cho chuyến bay tiếp theo. Tôi đên quầy làm thủ tục, và cô nhân viên hãng nói rằng họ sẽ phải gọi điện cho bộ di trú của New Zealand để xin phép cho tôi nhập cảnh vì biên giới đã đóng. Rồi cô nhấc điện thoại lên và gọi. Nhưng cô không thuyết phục người bên kia đầu dây cho tôi lên chuyến bay về Auckland. Tôi buộc phải xin phép tôi nói chuyện trực tiếp.
🍃- "Cậu là công dân Úc, sao lại muốn về New Zealand", giọng một người đàn ông bên kia đầu dây.
🤪- "Vợ và con tôi sống ở Auckland, tôi có bằng lái xe của New Zealand và tôi đã sống ở Auckland mấy năm nay rồi", tôi trả lời.
🏅- "Thế sao cậu về Úc suốt thế, lần gần nhất là một tháng rưỡi này?", ông ta hỏi.
🌼- "Tôi qua Úc để về Việt Nam xin việc, và vừa bị sa thải", tôi đáp.
🐟- "Tôi xin lỗi, đưa tôi địa chỉ nhà, nếu đúng, tôi sẽ cho cậu nhập cảnh, đưa máy lại cho cô nhân viên đi".
- "Cảm ơn", tôi nói
♋Sau đó, tôi được cầm chiếc thẻ lên tàu bay về Auckland. Trái với chuyến bay từ TP HCM đi Melbourne đầy khách, chuyến bay đi Auckland chỉ có khoảng 15 người. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì... ít nguy cơ bị lây.
>> ✅Tôi biến mình thành một người lính chống 'giặc Covid-19'
꧑Đáp xuống sân bay quốc tế Auckland, tôi được đưa một tờ giấy khai báo có các thông tin về Covid-19. Một nam nhân viên đi qua đi lại để đo thân nhiệt hành khách một cách ngẫu nhiên (thay vì soi tất cả mọi người như ở Việt Nam). Mỗi người được gặp một nhân viên y tế để giải thích về việc sẽ tự cách ly như thế nào? Họ nói tôi sẽ phải ở yên trong phòng, đồ ăn nước uống phải có người đem đến cho, không được ra ngoài. Tôi đồng ý và lên taxi đi về nhà một người bạn tình nguyện giúp đỡ. Tôi không thể về nhà ngay vì sợ có nguy cơ lây lan cho gia đình. Hôm đó là 22/3.
🐎Sáng 23/3, tôi thức dậy, New Zealand hôm nay ghi nhận 102 ca nhiễm và Việt Nam vẫn dưới 100. Rõ ràng số người nhiễm ở New Zealand tăng quá nhanh so với Việt Nam. Tôi cảm thấy thất vọng vô cùng và tôi hy vọng chính phủ New Zealand sẽ có một biện pháp cứng rắn nào đó, mọi người lúc đó đã quá rõ với những gì đang diễn ra ở Ý. Tôi gọi điện cho vợ, vợ tôi nói đã cho cô con gái lớn học lớp 1 ở nhà từ hôm nay vì cô không tin sẽ dập được dịch.
♑13h hôm đó, thủ tướng Jacinda Adern lên TV và thông báo rằng New Zealand sẽ vào báo động cấp độ 3 từ hôm nay và vào cấp độ 4 vào 23h59' ngày 24/3 cho đến bốn tuần tiếp theo. Tôi khá lo lắng vì cấp độ 4 có nghĩa là "ai ở đâu ở yên đó, trường học đóng cửa, tất cả mọi thứ đóng cửa, chỉ có siêu thị và nhà thuốc mở cửa", cũng đồng nghĩa với việc bốn tuần nữa tôi sẽ không được gặp hai đứa nhỏ. "Nhưng thôi vậy cũng tốt, càng rắn thì mọi thứ sẽ trở về bình thường càng nhanh", tôi nghĩ.
ꦐSáng ngày 25/3, ngày đầu của báo động cấp độ 4, đường phố Auckland vốn đã ít người, hôm nay đúng nghĩa là không còn một bóng người ngoài đường. Báo chí liên tục đưa tin về việc "con người của đất nước yêu ngoài trời này" bị bắt ở nhà hết bốn tuần. Bọn tôi không quan tâm lắm, chỉ chờ đến 13h giờ hằng ngày để xem họp báo. New Zealand hôm đó có tổng cộng 205 ca nhiễm và Việt Nam ghi nhận 155.
🐟Những ngày sau đó, số ca nhiễm mới tại New Zealang liên tục tăng lên 50, 78, 85, 89. Tổng số ca nhiễm lên hơn 1.000 vào ngày 5/4, trong khi đó Việt Nam vẫn giữ những biện pháp cứng rắn và chỉ có 241 người nhiễm. Tôi cảm thấy an tâm vì mẹ và chị tôi ở Việt Nam, những gì Chính phủ và Bộ Y tế đang làm cho tôi sự tự tin đó.
ꦜChiều 5/4, tôi nhận được một cuộc gọi từ Bộ Y tế New Zealand vì hôm đó là ngày thứ 13 tự cách ly,. Họ hỏi tôi về tình hình sức khỏe, tôi nói khỏe và hỏi có thể về nhà ngày 6/4 được không? "Anh được phép về và ở nhà mình, nếu cảnh sát có hỏi thì nói là anh đã tự cách ly 14 ngày và có thể gọi bọn tôi nếu có vấn đề gì", người kia đáp.
ꦰSáng 6/4, tôi dọn dẹp đồ đạc, cảm ơn những người bạn đã cho tôi ở nhờ và lái xe về nhà. Cô con gái lớn gặp ba mà mừng rơi nước mắt vì đã không gặp nhau hai tháng trời, cô em một tuổi chưa biết gì, nhưng không quên tra hỏi tôi "dì Adern (thủ tướng Jacinda Adern) dặn là mọi người phải ở yên tại chỗ, sao ba lại về nhà?" Tôi mất gần một tiếng để giải thích việc là mình đã tự cách ly, và không có virus.
>> Tôi ở nhà - 'tinh thần chiến binh'
🌄Rồi thứ mà mọi người mong chờ cũng đến, con số nhiễm mới liên tục giảm, từ 89, 67, 54, 50. Chiều 9/4, hai tuần sau khi New Zealand vào báo động cấp độ 4, Thủ tướng Jacinda Adern thông báo có 29 ca nhiễm mới và có một bài phát biểu, cảm ơn mọi người đã hợp tác ở nhà, rằng bà "lạc quan thận trọng" là nếu tiếp tục ở nhà trong hai tuần tới, New Zealand sẽ tránh được việc đi theo vết xe của Ý và Tây Ban Nha. Tôi nghe xong bài phát biểu mà khá vui mừng, ai ngờ việc mình ở nhà cũng có tác dụng đến thế. Tôi chọc cô con gái lớn rằng "dì Adern thông báo là trường học sắp mở cửa lại", thay vì thất vọng, cô bé la lên "con nhớ các bạn quá".
❀Ngày 12/4, số ca nhiễm mới ở New Zealand là 18, giảm 89% so với một tuần trước đó. Việt Nam ta ghi nhận 260 ca nhiễm tổng cộng và 144 người đã khỏi.
🦩So với chính phủ New Zealand, Việt Nam đã có những bước kiểm soát quá tốt trong đợt đại dịch này, tôi hôm nay cũng đã bắt đầu tự tin vào Chính phủ New Zealand. Hai đất nước tôi có người thân yêu sinh sống và cả hai đều có những chiến thắng ban đầu trong đại dịch này. Nhưng còn người nhiễm là còn nguy cơ dịch lan rộng, để mang đến cái kết tốt đẹp cho đại dịch này, các bạn hãy tuyệt đối làm theo những gì các nhân viên y tế thông báo. "Các nhân viên y tế đi làm vì chúng ta, chúng ta hãy ở nhà vì họ".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Hoàng Nguyễn