Tên sách: 150 năm hình bóng Sài Gòn
Tác giả: Tam Thái
NXB Trẻ
Đã có nhiều sách về Sài Gòn - Gia Định xưa và TP HCM hôm nay, nhưng với tình yêu của riêng mình cho vùng đất này, nhiếp ảnh gia Tam Thái ra mắt bộ sách ảnh tư liệu mang tên 150 năm hình bóng Sài Gòn. Cuốn sách khổ 23x👍23cm, dày hơn 500 trang, gói ghém một🐟 phần nhịp sống Sài Gòn trải dọc thời gian hơn một thế kỷ.
Cầm ấn phẩm trên tay, độc giả cảm nhận được sức nặng của cuốn sách theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Sức nặng ấy chứa đựng qua hàng trăm bức ảnh tư liệu, từ đen trắng đến ảnh màu, khắc họa nhiều ngóc ngách của Sài Gòn. Những hình ảnh và tư liệu này phần nhiều do Tam Thái sưu tập và tích lũy trong hàng chục năm. Một phần trong số các tác phẩm do chính ông - người đã được Hộ𝄹i Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhiếp ảnh xuất sắc - thực hiện trong khoảng 30 năm qua.
Tam Thái ấp ủ ý tưởng thực hiện quyển sách này và tập trung tư liệu là khoảng 10 năm. Và ông thực sự bắt tay vào viết những trang đầu tiên🍨 của sách vào từ năm 2008. "Mỗi ngày tôi chỉ có thể dành hai giờ đồng hồ cho cuốn sách vì con phải lo việc sinh kế", ông nói.
Không phải là người học sử hay dân nghiên cứu nên nhiếp ảnh gia vấp nhiều khó khăn, vất vả khi thực hiện bộ sách. "Lúc đầu tôi chỉ định dùng hình ảnh ở mỗi trang rồi chú giải. Làm được một phần ba, nhân nghỉ Tết năm ngoái, tôi mang ra đọc lại, thấy chưa hệ thống, nên bỏ hết rồi phân loại ảnh ra từng chương để nghiên cứu và viết lại. Kiến thức phần lớn đã nằm trong đầu, nhưng đụng đến những chi tiết thời gian, không gian hay lịch sử thì phải tra cứu. Ví dụ đơn giản như viết về cây xanh ở Sài Gòn, tô⭕i phải đi bộ 20 km đường phố để đếm có bao nhiêu cây sao dầu cổ thụ, rồi đi hỏi chuyên gia về hai loài cây này", Tam Thái kể.
Sau khi bản thảo sách hoàn thành, Tam Thái rất lo lắng cho việc in ấn, phát hành tác phẩm khá dày này. Bởi chi phí để ra đời 1.000 cuốn sách vừa dày dặn về chữ nghĩa và đầy ắp ảnh tư liệu này cũng ngót nghét 500 triệu đồng. Nhưng may mắn, tác giả chỉ mới liên hệ hai đơn vị xuất bản thì ไchỉ trong một tuần đọc bản thảo, Nhà xuất bản Trẻ đã đồng ý mua bản quyền.
"Tôi biết làm cuốn sách này là lỗ vốn, là mất rất nhiều công sức. Cho nên ngay từ đầu, tôi xác định làm sách không phải vì tiền, cũng chẳng phải vì🍬 danh tiếng. Tôi tìm xem nhiều sách về Sài Gòn - Gia Định nhưng thấy có sách chữ thì thiếu hình, sách hình thì ít ỏi về dung lượng chữ. Tôi thấy mình tích lũy được vừa hình vừa "có chữ" khi nói về Sài Gòn, vậy nên tôi phải làm cuốn sách góp vào kho tư liệu chung. Tôi làm sách cũng còn một tâm nguyện khác, là báo hiếu cha mẹ và tạ ơn tiền nhân", ông tâm sự.
"Báo hiếu cha mẹ và tạ ơn tiền nhân" là mạch cảm xúc chảy dồi dào trên từng trang sách 150 năm hình bóng Sài Gòn. Từ sự hoài niệm về mꦦột Sài Gòn có những góc quê mùa, lam lũ hay hào hoa, sang trọng từ thế kỷ 19 trải dài về một TP HCM của những năm trong thế kỷ 21 hiện đại, sang trọng. Sự hoài niệm, tưởng nhớ𝔉 ấy là tấm lòng tri ân của một người yêu Sài Gòn tha thiết dành cho các thế hệ đi trước đã góp phần xây dựng nên đời sống, tinh thần, vật chất và hồn cốt của phố thị hôm nay. Sự hoài niệm ấy cũng có cả nỗi niềm tiếc nuối đan xen, những lời nhắc nhở nhẹ nhàng về việc giữ gìn các giá trị cha ông để lại, mà trên bước đường phát triển và hội nhập, con cháu dường như vô tình lãng quên.
Nhiếp ảnh gia Tam Thái tên thật là Phan Tam Thá༺i. Ông sinh năm 1953 ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhưng từ năm 1972 đến nay, ông định cư ở Sài Gòn. 40 năm gắn bó vùng đất này, Tam Thái vẫn gọi đùa mình là một "lưu dân". Và trong tâm hồn người "lưu dân" ấy luôn đầy ắp cảm xúc, tình yêu dành cho từng nẻo đường, con ngườ𒉰i, cảnh vật của một thành phố trẻ lúc nào cũng dang rộng vòng tay đón nhận mọi người con về đây lập nghiệp.
Thoại Hà