"Cần đảm bảo an toàn cho tất cả F1 tại đây tro🐻ng thời gian thực hiện cách ly", giáo sư Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai🧜, yêu cầu khi đi kiểm tra công tác cách ly ở cơ sở Hà Nam, ngày 3/5.
Trong số F1 đang điều trị tại đây có rất nhiều người già và trẻ em dưới 3 tuổi, nhiều người mang bệnh lý nền, bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường... Bệnh viện Bạch Mai cử 5 kíp y tế đảm bảo điều trị tất cả F1 có nguy cơ cao, chuẩn bị máy thở, máy lọc máu liên tục, máy🥃 tim phổi nhân tạo.
Các F1 có bệnh nền được bố trí ở các phòng điều trị. Người nguy cơ cao từ F1 chuyển sang F0 hoặc 💦F1 có triệu chứng, điều trị tại Khu Cấp cứu và Hồi sức cho bệnh nhân Covid-19. Các khoa phòng này độc lập nhau theo nguyên tắc "khoa cách khoa, phòng cách phòng".
Bệnh viện dã chiến Hà Nam đặt tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), quy mô 400 giường dành cho bệnh nhân nhẹ và 50 giường Hồi sức cấp cứu (ICU). Bệnh viện có thể nâng công suất nếu số F tăng lên. Trung tâm xét nghiệ🐼m nCoV tại đây có thể thực hiện 10.000 mẫu ghép một ngày, hỗ trợ Hà Nam kiểm soát dịch.
Chuỗi lây nhiễm ♔cộng đồng ở Hà Nam từ ngày 29/4 đến nay ghi nhận 20 ca 💧liên quan bệnh nhân từ Nhật Bản về, lan ra 4 tỉnh thành gồm Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên, TP HCM.
Tính đến sáng na🌄y, Số ca nhiễm 🔯cộng đồng của cả nước trong đợt lây nhiễm mới là 36 người, bao gồm 20 ca liên quan Hà Nam, 15 ca liên quan nhóm chuyên gia Trung Quốc và một ca ở Đà Nẵng chưa rõ nguồn lây. Tổng số ca nhiễm tích lũy từ đầu dịch lên 2985, số khỏi là 2.560.