Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông thiết kế cấu phần cho Bộ Giáo dục Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa với kinh phí 16 triệu USD. Tuy nhiên, bộ sách không được biên soạn và Bộ Giáo dục Đào tạo dự kiến dùng 16 triệu USD để biên soạn tài liệu, tập huấn một triệu giáo viên và mua sách cho ꦏthư viện các trường vùng kဣhó khăn...
Bà Trần Thị Mỹ An, chuyên gia giáo dục cao cấp của World Bank cho biết, hiện số tiền 16 triệu USD vẫn nằm trong tài khoản của tổ chức này. "Chúng tôi đang đợi Chính phủ Việt Nam chính thức đề xuất tới World Bank về việc sử dụng tiền vào hoạt độn𝄹g gì theo như mục tiêu chung của dự án là nâng cao hiệu quả giáo dục qua việc cải tiến chương trình và sách giáo khoa", bà An nói.
Chuyên gia giáo dục cao cấp cho biết, Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) có 4 cấu phần, gồm: Hỗ trợ phát triển chương trình; Hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới; Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông; Quản lý, giám sát, đánh giá dự án. Tổng số tiền thực hiện dự án là 77 t💝riệu USD từ vốn vay ODA của World Bank.
Theo cam kết với World Bank, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ biên soạn một bộ sách giáo khoa dựa trên chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, tháng 5/2019, Bộ thông báo nhiều nhà xuất bản sách giáo khoa ở Việt Nam đã chủ động biên soạn sách cho tất cả môn học. Để tránh ch🃏ồng chéo và lãng phí nguồn lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng World Bank thống nhất ngừng biên soạn sách giáo khoa, tập trung nguồn lực vào đảm bảo chất lượng cho công tác thẩm định sách.
"Dự án đã cung cấp các chuyên gia quốc tế để giúp thẩm định sách giáo khoa, kết 🦹quả là trong tháng 11, đã có 32 quyển sách giáo khoa cho lớp 1 được thẩm định để phát hành", bà An thông tin và khẳng định Wold Bank luôn coi trọng việc thực hiện dự án hiệu quả. Mỗi năm hai lần, tổ chức này đều có các đoàn giám sát và hỗ trợ thực hiện dự án để đánh giá, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch và tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Wold Bank cũng thường xuyên giám sát để đảm bảo dự án hiệu quả, tiết kiệm, tuân thủ quy định và thủ thủ tục của hai bên.
Ngày 21/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phê duyệt 32 cuốn sách giáo khoa của tám môn. Riêng Tiếng Anh lớp 1 chưa phê duyệt do là môn tự chọn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chiếm ưu thế khi có tới 24 cuốn, hợp thà▨nh 4 bộ sách, được phê duyệt. Hai nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm TP HCM, mỗi cơ sở có bốn cuốn, hợp thành một bộ sách hoàn chỉnh.