Giữa tháng 6, không khí vắng lặng bao trùm công trường xây dựng tuyến đường nối từ đại lộ Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, TP Thủ Đức. Đây là đoạn 3 - một trong 4 phân💃 đoạn còn lại chưa khép kín thuộc tuyến Vành đai 2, đã dừng thi công 4 năm nay. Thời gian ngưng trệ kéo dài khiến các hạng mục đang xây dở trở nên hoang phế, bị phủ kín bởi cỏ dại. Nhiều lối tự phát được ng𒐪ười dân xung quanh mở ra đi tắt qua khu vực.
Khởi công năm ꦚ2017, dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) do Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái làm nhà đầu tư. Công trình dài 2,75 km, giải phóng mặt bằng rộng 67 m và làm đường song hành hai bên, mỗi bên ba làn xe. Phần đất trống ở giữa dự trữ để triển khai sau này.
Kế hoạch ban đầu, đoạn vành đai trên dự tínꦜh hoàn thành sau ba năm, giúp xe thuận tiện qua lại giữa hai trục chính Phạm Văn Đồng và quốc lộ 1, thay vì phải đi vòng khoảng cách hơn 10 km, hoặc theo các tuyến Linh Đông, quốc lộ 13... Nhưng từ tháng 3/2020 tới nay, dự án lâm vào cảnh đình trệ do vướng mặt bằng và thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư.
Doanh nghiệp thực hiện dự án cho biết tổng số tiền họ đã huy động vào công trình đến nay hơn 2.200 tỷ đồng, gồm 800 tỷ là vốn chủ sở hữu v✅à 1.400 tỷ vay ngân hàng. Trong số này, khoảng 1.400 tỷ đồng là khối lượng đã được nghiệm thu, xác nhận kiểm toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa được chi trả bằng quỹ đất tương ứng vì chưa hoàn tất giải quyết vướng mắc liên quan đến phương án thanh toán, điều chỉnh, ký phụ lục hợp đồng BT.
Thời gian chờ thực hiện thủ tục thanh toán kéo dài, lãi vay ngân hàng được nhà đầu tư tạm tính đến nay đã lên tới hơn 600 tỷ đồng. Việc này ngoài khiến công ty chịu áp lực lớn trong điều kiện đang phải trả nợ gốc và lãi, còn làm công trình bị đội 💟vốn, thiệt hại cho ngân sách. "Doanh nghiệp dự án đang phải chịu lãi vay mỗi tháng hơn 14 tỷ đồng và tiếp tục tăng", ông Nguyễn Thế Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái, nêu trong báo cáo gửi UBND TP HCM về 🍰tình hình triển khai công trình hồi cuối tháng 5.
Tính đến nay, khối lượng thi công ở dự án đạt chừng 44%. Riêng giải phóng mặt bằng đã xong ꧃90% với 442 trên tổng số 467 hộ bị ảnh hưởng đã được đền bù. Số hộ còn lại cần hơn 100 tỷ, ngân hàng sẵn sàng cấp vốn nhưng cần tháo gỡ các vướng mắc để làm cơ sở giải ngân. Theo nhà đầu tư, việc đền bù cho các hộ này càng chậm càng phát sinh hệ lụy, tăng chi phí. Do vậy, doanh nghiệp cho rằng việc ho♛àn tất thủ tục, xác định thời gian, lộ trình thanh toán rất cấp bách vì sẽ giải quyết toàn bộ các khó khăn.
Trong công văn gửi UBND TP HCM mới đây, Sở Giao thông Vận tải cho biết đối với công trình trên, việc quan trọng hiện nay là điều chỉnh dự án, bꦅao gồm phương án tài chính, cơ cấu tổng mức đầu tư, chi phí lãi vay, bồi thường... Từ đó sẽ tiến hành đàm phán với nhà đầu tư ký phụ lục hợp đồng BT. Vấn đề này đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tham mưu thàn💙h phố giải quyết.
Riêng quỹ đất thanh toán, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng rà soát và xin hướng dẫn từ Bộ chuyên ngành về quy trình để tr𒅌iển khai. Toàn bộ các nội dung này đang được tập trung giải quyết, nhằm sớm khởi động lại dự án, giảm khó khăn cho nhà đầu tư. Hiện, dự án cũng đã được điều chỉnh thời gian hoàn thành đến năm 2026.
Ngoài công trình trên, Vành đai 2 TP HCM còn ba đoạn khác chưa khép kín, tổng chiều dài 11 km. Trong đó, hai đoạn qua Thủ🐭 Đức dài khoảng 6 km đã được thông qua chủ trương đầu tư, tổng vốn khoảng 13.871 tỷ đồng từ nꦚgân sách. Đoạn 1 dài 3,5 km, từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (trước là xa lộ Hà Nội), vốn đầu tư 9.328 tỷ đồng. Đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng, dài 2,8 km, kinh phí 4.543 tỷ. Cả hai dự án được giải phóng mặt bằng toàn bộ từ đầu, rộng 67 m, sau đó xây đường song hành hai bên và làm các nút giao.
Để làm hai công trình trên, thành phố sẽ thu hồi hơn 61🅷,5 ha đất với hơn 1.000 trường hợp bị ảnh hưởng. Hiện, TP Thủ Đức lên kế hoạch trong năm nay sẽ cơ bản hoàn tất bồi thường và giao mặt bằng cho dự án. Hai công trình dự kiến khởi công quý 1/2025, hoàn thành sau hai năm. Cùng với đoạn 3, hai dự án trên sẽ tạo trục đường nối thông nhau, khép kín Vành đai 2 phía đông TP HCM. Tuyến này khi hình thành giúp xe không phải chạy xuyên tâm, giảm áp lực cho các đường hiện hữu như xa lộ Hà Nội, Mai 💟Chí Thọ, Đồng Văn Cống, quốc lộ 1...
Hiện, toàn tuyến Vành đai 2 chỉ còn đoạn nối từ quốc lộ 1 tới đường Nguyễn Văn Linh ở phía Nam (đoạn 4), chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư. Đoạn này dài 5,3 km, tổng mức đầ✤u tư hiện khái toán khoảng 16.400 tỷ đồng, dự kiế🎶n thực hiện theo hai giai đoạn trước năm 2030.
Được quy hoạch năm𒁏 2007, Vành đai 2 bắt đầu từ đư🦄ờng Nguyễn Văn Linh (Bình Chánh) qua cầu Phú Mỹ (quận 7), tiếp tục ra ngã tư Bình Thái nối vào nút giao Gò Dưa. Từ đây, tuyến vòng theo quốc lộ 1 về Nguyễn Văn Linh tạo vòng tròn bao quanh TP HCM. Đây là tuyến huyết mạch giúp phân luồng, giảm áp lực giao thông cho khu nội đô.
Trước đó, tuyến đường đã được đầu tư hoàn thành 50 km, quy môꦑ 6-12 làn xe, bao gồm cả xây mới và mở rộng đường hiện hữu với các tuyến: quốc lộ 1 đoạn từ Gò Dưa đến An Lạc (dài 27 km); Nguyễn Văn Linh (12,4 km) và đoạn từ nút giao Khu A Phú Mỹ Hưng tới cầu Phú Hữu trên đường Võ Chí Công (gồm cầu Phú Mỹ), dài 11 km.
Một lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải cho biết việc khép kín các đoạn còn lại của Vành đai 2 nhiều năm qua thành phố đặc biệt quan tâm, xác định là mục tiêu quan trọng giảm ùn tắc và thúc đẩy phát triển, chỉnh trang đô thị. ♌Toàn tuyến khi hoàn thành cũng là cơ sở để thành phố tổ chức lại giao thông, hạn chế xe chạy xuyên tâm, nhất là ôtô trọng tải lớn vào nội đô.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là nguồn vốn khiến các còn lại của tuyến đường nhiều năm qua khó triển khai, dù nhiều p🍌hương án xã hội hóa, kêu gọi đầu tư đã tính đến. "Đến nay, Vành đaiꦗ 2 đã bước qua những giai đoạn trắc trở nhất, còn một số vướng mắc đang được tập trung giải quyết để đẩy nhanh tiến độ, sớm khép kín", đại diện Sở Giao thông Vận tải nói.
Khu vực TP HCM được quy hoạch bao quanh bởi ba tuyến vành đai, giúp giảm ùn tắc nội thành và liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài Vành đai 2 nằm trọn trong địa phận thành phố, tuyến Vành đai 3 đi qua TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, dài hơn 76 km, đang được xây dựng với kế hoạch hoàn thành năm 2026. Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh, thành: Long An, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu꧒, tổng chiều dài khoảng 207 km, cũng chuẩn bị được đầu tư.
Gia Minh