Mỗi nghệ sĩ giới thiệu tối đa ba tác phẩm, chủ yếu là tranh cỡ trung bình. Tác phẩm đặc tả thiên nhiên, thiếu nữ như Cổng xưa (Trần Đình Bình), Biển đêm (Trần Tuấn Long), Mầu thời gian (Đặng Khánh Hội) hay tranh trừu tượng về mộng mị, giao hòa, ký ức của Đỗ Đ🍌ức Khải, Ngô Hải Yến được diễn tả tinh tế, kỳ công.
Vượt qua sự gò bó về kỹ thuật trong vẽ tranh sơn ta, các họa sĩ thể hiện bút lực đa dạng với trường phái hiện thực, ấn tượng, dã thúꦫ hay siêu thực. Bảng màu vàng, son, then (đen), bạc được phát huy. Một số tượng gỗ quét sơn ta cũng được giới thiệu - gợi nhắc công dụng truyền thống của chất liệu.
Triển lãm đánh dấu lần thứ năm nhóm Sơn ta Việt Nam trưng bày tranh định kỳ. Nếu ở lần thứ tư, họ tập trung thể hiện sắc lam - màu rất khó sử dụng trong sơn mài thì triển lãm này, nhóm không đưa ra chủ đề, cảm hứng cố định. Nguyễn Trường Linh - chủ nhiệm nhóm Sơn ta Việt Nam - nói: "Mỗi họa sĩ là một cá thể, đưa tác phẩm, tiếng nói của mình tới công chúng". 18 nghệ sĩ tuổi từ 40 tới hơn 60 góp mặt. Bên cạnh những người gạo cội, nổi tiếng trong giới, nhiều gương mặt trẻ nhưﷺ Đặng Hiền, Phùng Huy để lại dấu ấn.
Chương trình từng dự kiến tổ chức hồi tháng 4, tuy nhiên lùi lịch do ảnh hưởng của Covid-19. Họa sĩ Nguyễn Trường Linh và đồng nghiệp cho rằng đây là cơ hội để suy nghĩ lại, làm tác phẩm sâu sắc hơn. "Bản chất sơn ta không phải cảm xúc tức thời mà là sự tỉ mỉ, cần mẫn. Khi được suy ngẫm nhiều hơn, chúng tôi sẽ làm càng tốt", anh nói.
Ông Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - đánh giá cao ý nghĩa buổi trưng bày: "Chắc chắn thời kỳ vàng son của tranh sơn mài sẽ quay trở lại. Bởi tôi tin rằng những thể nghiệm hôm nay của nhóm họa 🍃sĩ đều có cơn cớ để tiếp tục khám phá, sáng tạo". Nghệ sĩ kỳ vọng nhóm họa sĩ đương đại kế thừa, làm mới chất liệu hội họa truyền thống, giúp nghệ thuật không tụt hậu so với sự phát triển thời đại.
Nhiều tác phẩm của Nguyễn Trường Linh, Trần Ngọc Anh, Trần Phi Trường, Trần Tuấn Long, Phùng Huy... được người xem📖 đánh giá🅰 cao bởi bố cục, đường nét, màu sắc. Tuy nhiên, họa sĩ Trần Lãng - người gắn bó lâu năm với tranh sơn mài - nhận xét bên cạnh những góc nhìn mới mẻ, nhiều đồng nghiệp "đóng khung" bản thân trong kỹ thuật, quy trình vẽ tranh, chưa gây được ấn tượng.
Nhóm Sơn ta Việt Nam hình thành năm 2013, tổ chức nhiều hoạt động, triển lãm nhằm tìm tòi các phương pháp tạo hình mới, hiện đại, nâng cao hiệu quả biểu đạt cảm xúc của chất liệu. Sơn ta làm từ cây sơn vùng Phú Thọ - là chất liệu mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Quá trình thu thập nguyên liệu, vẽ tranh kỳ công, đòi hỏi người nghệ sĩ tỉ mỉ trong thời gian, nhiệt độ, độ ẩm, nhiều bức tranh mất tới vài tháng, thậm chí một năm để hoàn thiện. Từ 50 thành viên ban đầu, nhóm còn khoảng 20 thành viên. Trong tương lai, nhóm dự định tổ chức thêm những buổi trưng bày tại TP HCM.
Bảo Thư