"Ở cơ quan tôi, có một anh đồng nghiệp cùng phòng, có thâm niên đến gần 20 năm gắn bó. Những thời điểm công ty k🦄hó khăn, anh còn sức khỏe, đảm đương được công việc (xin nói thêm công việc của phòng tôi là khảo sát địa hình, nói chung rất vất ✃vả).
Đến thời điểm anh cống♏ hiến được 18 năm, công việc ít dần, sức khỏe của anh cũng có phần đi xuống, công ty động viên anh nghỉ việc. Anh có nguyện vọng làm việc thêm 20 tháng nữa cho đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng công ty vẫn thẳng thừng 'không là không'. Và cuối cùng, anh vẫn phải ký vào đơn xin nghỉ việc mà công ty soạn sẵn".
Đó là chia sẻ của độc giả Nguyenquocthuong xung quanh câu chuyện "10 n🎀ăm cống hiến cho công ty đổi lại quyết🎉 định sa thải". Theo đó, tác giả tác giả Hồng Hà dù từng rất tâm huyết và cống hiến tận tâm suốt 10 năm trời cho côngᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ ty, tuy nhiên sau tất cả, thứ cuối cùng nhận lại được cũng chỉ là một tờ quyết định cho thôi việc. Vậy, nên làm việc cống hiến hết mình hay chỉ làm cầm chừng, vừa đủ với tiền lương mình được nhận? Đó🍬 là câu hỏi mà nhiều người lao động vẫn đang trăn trở đi tìm câu trả lời.
Luôn làm việc với tâm thế sẵn sàng rời đi bất cứ lúc nào, bạn đọc Hoangnguyenluan cho rằng: "Chúng ta cũng chỉ là người làm thuê, mà đã làm thuê thì quyết định đi hay ở không phải do t💧a. Nên cứ nghĩ ở đây là quan hệ sở hữu lao động giữa bên mua và bên bán cho sòng phẳng. Tôi cũng đang gắn bó và làm việc với công ty hiện tại khoảng 17 năm, từ nhân viên, lên Trưởng phòng và đến bây giờ là Giám đốc, nhưng tôi luôn chuẩn bị tâm thế sẽ ra đi khi kết quả kinh doanh không tốt.
Thực tế, ông chủ hôm nay rất vui với tôi, nhưng chẳng ai dám chắc một ngày nào đó, ông sẽ nói rằng: 'Anh thấy em không còn phù hợp với công việc, nên nhường cho người khác'. Tuy vậy, chừng nào còn làm việc thì 🎉tôi vẫn làm hết mình. Có tâm huyết thì nếu nghỉ chỗ này sẽ có chỗ khác mời tôi về thôi".
>> 10 năm sống chết cống 🌟hiến vẫn bị công ty 'đẩy 🦋ra đường'
Với suy nghĩ thoáng về mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, độc giả Phuongkhoangieng chọn cách bình thản đối mặt với bất cứ hoàn cảnh nào: "Tôi cũng từng đi làm thuê cho một cửa hàng tư nhân gần 10 năm trời. Họ không đóng bảo hiểm, không ký hợp đồng lao động với tôi vì công việc cũng chỉ là nghề điện cơ. Tôi như một thợ chính trong cửa hàng. Họ𝕴 thấy tôi làm giỏi, được nhiều khách hàng tin tưởn🍨g, sợ tôi trước sau gì cũng mở tiệm làm riêng nên quyết định cho nghỉ ngang.
ꦉThật sự, lúc họ kêu 'ngày mai nghỉ làm", tôi không biết phải 🐼đi đâu và về đâu? Trước giờ tôi được họ bao ăn, ở. Trong khi đó, tôi cũng không hỏi lương hàng tháng, cuối năm họ mới đưa một thể, hàng tháng tôi muốn ứng tiền bao nhiêu họ sẽ đưa.
Sau khi nghi việc̉, tôi ra mở cửa hàng làm riêng gần chỗ họ. Cũng nhờ trời thươᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚng, từ ngày đó đến nay đã được 10 năm, tôi làm ăn khấm khá, lấy vợ và sinh được hai con, cũng mua được hai căn nhà ở Sài Gòn. Nhiều khi tôi vẫn nghĩ cũng ✨nhờ họ cho mình nghỉ việc nên mới có được ngày làm chủ như hôm nay. Thế nên, lời khuyên của tôi là các bạn cứ mạnh dạn đi tìm cơ hội mới, nhiều khi bạn sẽ còn thành công hơn ở mãi một chỗ".
Ủng hộ quan điểm này, bạn đọc Ghê gớm kết lại: "Tôi cũng đi làm công cho chủ là một người bạn. Cuối cùng, tôi cũng bị cho ra rìa khi người ta thành công. Nhưng bù𝓡 lại, tôi cũng học được vô số kiến thức để trụ vững ngoài xã hội. Cái gì cũng có giá của nó, thời gian thay vì oán trách hãy nung nấu quyết tâm và tự bước trên con đường của chính mình sẽ tốt hơn. Đừng để ai, hay bất cứ thứ gì cản bước của bạn. Hãy biến chúng thành chất xúc tác để bạn trở nên mạnh mẽ và đi nhanh hơn đến đích của mình.
Họ là chủ, thích thì sa thải bạn cũnꦐg đâu cần gì lý do cụ thể. Bạn cũng không cần gì phải biết bằng được lý do đó. Hãy nghĩ đơn giản 'nghỉ thì tìm việc mới'. Trước kia tôi cũng hay lo sợ thất nghiệp, nhưng rồi nhảy việc nhiều thành quen, nên cứ công ty nào sắp đóng cửa hoặc thấy mình không có cơ hội phát triển trong thời gian gần nhất là tôi chủ động xin nghỉ trước. Ở đâu trả lương, thu nhập cao thì tôi tới làm, không áy náy chuyện nhảy việc vì lúc trước tôi làm đã hết sức, ra đi cũng không nuối tiếc gì".
- 20 năm ngu muội cống hiến vì tin lời hứa hão của sếp
- Tôi bị doanh nghiệp ép nghỉ việc dù cống hiến suốt 5 năm
- 'Rất khó để bắt nhân viên Gen Z làm việc cống hiến'
- Nhiều người lầm tưởng 'cứ làm giỏi là phải được lên sếp'
- 'Nhân viên tốt không đòi hỏi lương thưởng trước khi cống hiến'
- Nhân viên cần cống hiến trước khi đòi hỏi quyền lợi