Năm 1996, Jianꦅg Shengfa bị mất cả hai tay lúc đang sửa chữa đường dây điện ở làng A🌞nle, tỉnh Vân Nam, nơi anh sinh ra và lớn lên. Sau vụ tai nạn, vợ Jiang đã mang theo con trai, bỏ lại anh với cơ thể thương tật. Ít lâu sau, mẹ của Jiang qua đời. Trong những khoảnh khắc đen tối nhất của mình, Jiang phải đi ăn xin trên đường phố.
Cuộc sống của Jiang bắt đầu thay đổi khi anh trai anh nghỉ hưu tại một trường học địa phương và 🍎đề nghị Jiang giảng dạy thay thế mình. Bởi, Jiang là một trong số ít người ở làng học hết cấp ba. "Tôi lo lắng rằng mình không phải một giáo viên giỏi. Tôi không có kinh nghiệm giảng dạy nhưng nếu không có giáo viên, bọn trẻ phải đi bộ đến trường ở xã khác để học", Jiang nói.
Cuối cùng, Jiang chấp nhận đề nghị của anh trai, h📖àng ngày đi bộ 8 km để đến điểm trường. Dù vất vả, mức lương hàng tháng của thầy chỉ 1.500 nhân dân tệ (khoảng 5,4 tri🐼ệu đồng). Tuy nhiên, Jiang nói rằng "sẽ chẳng có điều gì thay đổi", thầy vẫn ở đây và dạy cho những đứa trẻ nghèo ở vùng núi phía Tây Nam Trung Quốc.
"Điều kiện ở trường và thônಌ bản rất nghèo, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ cuộc. Sau khi gặp tai nạn, nhiều rắc rối tồi tệ xảy đến trong cuộc sống của tôi nhưng những đứa trẻ đã mang đến niềm hạnh phúc và sự tự tin cho tôi", Jiang nói.
Trước mỗi buổi học, thầy Jiang nhờ học trò buộc phấn vào khuỷu tay bên phải. Jiang thậm c🎶hí có thể viết thư pháp bằng cách ngậm bút trong miệng.
Gần đây, một video ghi lại cảnh Jiang giảng bài được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc. T☂rong video, Jiang dùng áo khoác của mình như một cục tẩy, xóa nét phấn mỗi khi viết sai.
Trong hơn ဣmột thập kỷ, Jiang là một trong những nhà giáo được kính trọng nhất tại các vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc. Những nơi này thường thiếu người trong độ tuổi lao động, bởi người dân thường lên thành phố để tìm kiếm việc với thu nhập tốt hơn, chỉ còn t𓆏rẻ em và người già ở lại.
Được thay bố mẹ dạy dỗ lũ trẻ, thầy Jiang cho biết mình rất vui. Thầy giáo từng được để nghị làm việc tại một tổ chức giáo dục khác với mức lương hấp dẫn hơn, nhưng đã từ chối. "Tôi trở thà꧟nh giáo viên không phải vì tiền, nên cũng không vì tiền mà rời bỏ nghề giáo. Chính những đứa trẻ trên núi đã cho tôi niềm tin và sự dũng cảm để sống tiếp", thầy nói.
Thanh Hằng (Theo SCMP)