Những email gian lận (phishing) chủ yếu có nội dung mạo danh chính phủ và các tổ chức uy tín, chẳng hạn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Trong thư, kẻ gian cố gắng chuyển hướng tới các trang "ủng hộ từ thiện" do chúng tự thiết kế hoặc lừa ngư💫ời dùng tải các phần mềm độc hạ♏i để đánh cắp dữ liệu.
"Các mối đe dọa lừa đảo và phần mềm độc hại qua email không mới, nhưng có xu hướng tăng mạnh gần đây, nhắm vào người dùng đang làm việc ở nhà, khai thác nỗi sợ hãi và nhầm lẫn của họ xung quanh Covid-19", phát ngôn viên Google cho biết.
Đầu tháng 4, Microsoft cũng đã phát hiện gần 60.000 thư điện tử chứa các tập tin đính kèm hoặc liên kết độc hại liên quan tới Covid-19 đượ♛c gửi đi mỗi ngày, chiếm 2% số email lừa đảo. "Gần như mọi quốc gia trên toàn cầu đều chứng kiến ít nhất một vụ tấn công email lừa đảo liên quan đến Covid-19", Rob Lefferts, Phó Chủ tịch Microsoft 365 Security, nhận xét.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Kasper𓂃sky hồi tháng 3, khoảng 23 phần mꦇềm độc hại đính kèm trong email, ngụy trang trong các tệp phổ biến như *.pdf, *.mp4 hay *.docx, có nội dung về Covid-19 được gửi đến nhiều người dùng. Nếu click vào các email này, dữ liệu của họ sẽ bị mã hóa, sửa đổi, tải về máy chủ từ xa một cách âm thầm, cũng như có những can thiệp khác đến máy tính bị lây nhiễm.
Các chuyên gia cảnh báo, người dù๊ng không nên nhấp vào các liên kết hoặc tài liệu đính kèm email. Tốt nhất nên xóa bỏ nếu nghi ngờ bị tấn công. Bên cạnh đó, nên sao lưu dữ liệu, cập nhật phần mềm diệt virus và phiên bản hệ điều hành mới nhất để hạn chế nguy cơ bị hacker tấn công.
Bảo Lâm