Trong cuộc họp trực tuyến về tình hình phòng chống Covid-19 tối 28/2, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết đã nhận được văn bản đề xuất đi học từ 2/3 của các trường quốc tế. Nhóm trường🥃 này chủ động mời đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến trao đổi, thông tin về bệnh dịch𝓰 và thực hiện tốt công tác khử khuẩn, vệ sinh trường lớp.
Theo ông Dũng, số lượng học sinh trường quốc tế không lớn. Nhà trường đảm bảo quản lý được và đã thống nhất với phụ huynh. Đặc biệt, trường quốc tế có một số kỳ thi quan trọng trong tháng 5 nên mong muốn năm học kết thúc đúng thời hạn để học sinh có thể tham gia và đạt ✨kết quả tốt.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố, đồng ý với kiến nghị trên, cho phép các trường quốc tế có thể hoạt động từ ngày 2/3. Khoảng 180.000 học viên của 22𝐆4 cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng đến trường vào đầu tuần tới, sau một tháng nghỉ chống Covid-19. Khoảng hai triệu học sinh từ mầm non đến THPT nghỉ hết 8/3.
Hà Nội có 14 trường mầ🍬m non và 11 trường phổ thông có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, thành phố còn có một số trường được thành l༒ập bởi liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, đang làm thủ tục đăng ký hoạt động theo Nghị định 86 về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như UNIS, Alexandre Yersin, HIS và trường Nhật Bản.
TP HCM tới sáng nay vẫn chưa chốt lịch nghỉ học của khoảng 2 triệu học sinh. Trước đó tối 25/2, trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, ông N𓄧guyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết tiếp 5 lãnh sự quán để trao đổi nguyên nhân kéo dài thời gian nghỉ học. Họ quan tâm vì việc nghỉ học kéo dài làm ảnh hưởng đến các kỳꦐ thi lấy chứng chỉ như SAT, IB...
Thành phố này hiện có 13 trường được coi là "quốc tế" với vốn đầu tư, sử dụng chương trình đào🌞 tạo của nước ngoài và học 💦sinh đến từ nhiều quốc gia.