Nội dung nêu trong công văn UBND thành phố vừa gửi Văn phòng Chính phủ góp ý phương án thực hiện cao tốc TP HCM - Th🀅ủ Dầu Một - Chơn Thành. Đây là tuyến cao tốc được qu👍y hoạch dài 69 km, nối TP HCM với hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Thành phố thống nhất phương án điểm đầu cao tốc kết nối với Vành đai 3 TP HCM, đoạn qua Bình Dương. Từ điểm này, đoạn đường dẫn sẽ xây nối đến nút giao Gò Dưa, thuộc Vành đai 2 TP HCM, tổng chiều dài gần 9 km.
Trong đó, 1,65 km đi qua địa bàn thành phố, kết nối từ nút giao Gò Dưa, dọc theo Tỉnh lộ 43, rồi rẽ phải theo đường t🐽ỉnh 743 sang Bình Dương. Thành phố tính tách đoạn đường dẫn này thành dự án riêng, tổng vốn khoảng 2.000 tỷ đồng từ ngân sách để kết nối đồng bộ với đường dẫn phía Bình Dương.
Trước đó hồi tháng 5, trong công văn gửi Th🥃ủ tướng về triển khai cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tỉnh Bình Dương - nơi cao tốc đi qua dài nhất - kiến nghị được giao làm cơ quan có thẩm quyền đầu tư đoạn từ Vành đai 3 TP HCM đến ranh tỉnh Bình Phước, dài 4💛5,6 km. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó áp dụng đầu tư công với giải phóng mặt bằng và PPP cho xây lắp.
Tỉnh Bìn🧔h Dương cũng đề xuất Thủ tướng giao tỉnh Bình Phước đầu tư đoạn qua địa bàn (khoảng 7,1 km) bằng dự án riêng theo phương thức đầu tư công, sơ bộ tổng mứ💦c đầu tư gần 1.800 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành quy mô 6-8 làn xe, thực hiện trước năm 2030. Công trình khi hoàn thành giúp tăng năng lực vận tải, g🌺iao thương hàng hóa, giảm ùn tắc cho quốc lộ 14 và rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương.
Gia Minh