Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi trong thông báo ngày 1😼5/3 gửi các quốc gia thành viên cho biết các thanh sát viên của cơ quan một ngày trước phát hiện 10 thùng chứa uranium tự nhiên ở dạng quặng "không còn hiện diện" tại địa điểm được chính phủ Libya thông báo trước đó.
Thôn𓆏g báo về khoảng 2,5 tấn quặng uranium mất tích được đưa ra sau cuộc thanh sát được IAEA tiến hành ngày 14/3, sau gần một năm phải trì hoãn vì "tình hình an ninh trong khu vực".
IAEA, cơ quan giámꦫ sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc, sẽ tiến hành các bước tiếp theo để xác định lý do số thùng chứa quặng uranium bị di dời và vị trí 🍌hiện tại của chúng.
"Điều này có thể gây rủi ro về phóng xạ, cũng như làm dấy lên những lo ngại về an ninh hạt nhân", tuyên bố cho biết, thêm rằng việc tiếp🅷 cận địa điểm thanh sát đòi hỏi quy trình hậu cần phức tạp.
Năm 2003, lãnh đạo Libya khi đó là Muammar Gaddafi tuyên bố từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.𒀰 Quốc gia Bắc Phi trước đó đã có máy ly tâm làm giàu uranium và có dữ liệu thiết kế bom hạt nhân, song đạt rất ít tiến bộ chế tạo loại vũ khí này.
Libya rơi vào bất ổn kể 🍷từ khi phe nổi dậy do NATO hậu thuẫn lật đổ ông Gaddafi năm 2011. Kể từ năm 2014, hai thế lực chính trị chia nhau kiểm soát miền đông và miền tây Libya.
Giao tranh giữa các phe phái kết thúc với lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn vào năm 2020. Hiện có hai chính phủ song song tồn tại ở quốc gia này, một bên là chính phủ lâm thời do Thủ tướng Abdulhamid Db൩eibah đứng đầu theo kế hoạch hòa bình do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, bên còn lại là chính quyền ở miền đông được quốc hội Libya bổ nhiệm, do cựu bộ trưởng nội vụ Fathi Bashagha lãnh đạo.
Đức Trung (Theo Reuters)