Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 🐬ngày 21-23/8, trạm y tế xã Hua Thanh tiếp nhận 6 người dân thuộc 4 hộ gia đình tại bản Co Pục đến khám với biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau họng, bụng. Sau đó, các bệnh nhân được cho về nhà theo dõi.
Ngày 24-26/8, Trung tâm Y tế huyện Điện Biên tiếp nhận 20 trường hợp cũng tại bản này, đến khám với triệu chứng tương tự, nghi do ngộ độc nước. Chiều 28/8, 18 bệnh nhân sức khỏe ổn định, được ra viện. Hiện còn hai trường hợp được thꦇeo dõi sức khỏe tại trung tâm.
Đại diện Sở Y tế Điện Biên cho biết qua xác minh ban đầu, hôm 17/8, công nhân nhà máy Thủy điện Nậm Cổ Hu phun thuốc trừ cỏ dọc theo hệ thống ống thu gom nước từ hồ Nậm Khẩu Hu vào cơ sở phát điện của đơn vị. Vị trí hồ𒅌 nước (có ống dẫn nước ăn của 5 hộ dân) song song với đường ống của thủy điện, nằm trong bán kính phun thuốc trừ cỏ.
Trung tâm đã lấy mẫu hiện ⛦trường để xét nghiệm đánh giá chất lượng nước. Trong lúc đó, Sở Y tế khuyến cáo người dân tạm thời không sử dụng nguồn nước nghi ngờ bị ô nhiễm đến khi có kết quả xét nghiệm và kết luận của nhà chức trách.
Th🐎uốc trừ sâu, diệt cỏ là hóa chất được sử dụng để tiêu diệt hoặc kiểm soát các loài gây hại như côn trùng, cỏ dại, nấm, vi khuẩn, động vật gặm nhấm, cá hoặc bất kỳ loại sinh vật nào khác gây ra vấn đề. Ô nhiễm thuốc trừ sâu trong nước uống là hiện tượng khá phổ biến, đặc🐭 biệt là ở các khu vực nông nghiệp, trong đó các dòng suối và nguồn nước gần khu vực phun thuốc có xu hướng nhiễm độc cao.
Tiến sĩ Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho biết về cơ bản, thuốc trừ sâu diệt cỏ rất độc nhưng tùy từng loại mà mức độ nhiễm độc khác nhau. Khi vào cơ thể, độc chất khả năng gây các triệu chứng như đau bụng, buồn, nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tê liệt thần kinh. Nhiều trường hợp nhiễm nhiওều thuốc trừ sâu, diệt cỏ có thể tử💙 vong, nhiễm lâu dài gây ung thư.
Cơ quan chức năng chưa công bố thuốc trừ cỏ mà công nhân nhà máy Thủy điện Nậm Cổ Hu đã phu⛎n là loại thuốc nào.
Thúy Quỳnh