Cảnh báo này được Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) đưa ra trong báo cáo chính sách mang tên “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và khôi phục cầ🤡u nội địa” trong tháng ℱ1/2013.
Cơ sở để VASS đưa ra nhận định t𒉰rên dựa vào một biểu đồ phân tích chu kỳ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1989 - 2012. Theo đó, kinh tế Việt Nam đã biến động theo chu kỳ 5-7-5-7-5 năm. Các điểm đáy của tăng trưởng rơi vào các năm 1989, 1993, 1999, 2003, 2009.
Trên cơ s🍸ở đó, Viện này🦋 bày tỏ quan ngại rằng, nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào đáy chu kỳ trong năm 2013. Tuy nhiên, VASS cũng cho rằng có phương án nền kinh tế sẽ dần hồi phục lại trong giai đoạn 2013- 2015.
Mặc dù vậy, cơ quan này cũng cho rằng quá trình điều chỉnh của kinh tế Việt Nam sang𒐪 một quỹ đạo mới cân bằng và bền vững hơn sẽ cầཧn nhiều thời gian. “Vì lẽ đó, cần có một tầm nhìn trung hạn đối với quá trình điều chỉnh này, thay vì quá chú ý đến những dao động ngắn hạn của nền kinh tế trong nước và toàn cầu”, báo cáo khuyến nghị.
Báo cáo đề ra ba phương án tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2013, son🐽g cả ba phương án đều cho thấy triển vọng u ám với tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao, và thất nghiệp gia tăng. Trong đó, VASS cho rằng phương án khả quan nhất là tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 5,3%, tỷ lệ lạm phát 7,3%, và tỷ lệ thất nghiệp 3,85%.
Liên quan đến khuyến nghị chính sách, VASS cho rằng Chính phủ nên hỗ trợ kích thích tiêu dùng cuối cùng của cá nhân nhằm giúp khôi phụcꩵ cầu nội địa bằng cách giảm thuế VAT với các mặt hàng thiết yếu xuống mức 5% và giảm thuế thu nhập cá nhân ngay♐ từ đầu năm.
Ngoài ra, Chính phủ nê🧜n tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức 20%, giảm 50% số thuế VAT đầu ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ quan điều hành cũng nên hạ lãi suất thực và tăng khả năng tiếp cận vốn qua quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, nên triển khai chính sách tài khóa tập trung vào nông nghiệp nông thôn.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn