Theo Sở Y tế TP HCM, ca nhiễm đầu tiên phát hiện tại bệnh viện này là một thân nhân bệnh nhân, ngụ ở quận Bình Tân - quận có "nguy cơ lây nhiễm rất cao", dẫn đầu số ca ở thành phố. Người này chăm nuôi một bệnh nhân đang điều trị tại Khoa 🐼B4, tức khoa lao kháng thuốc.
Sau khi phát hiện ca này, bệnh viện xét nghiệm sàng lọc, ghi nhận 24 người khác là thân nhân và bệnh nhân của khoa B3, B4 ở cùng mộꦦt khối nhà.
Tất cả ca này đã được Bộ Y tế công bố, định mã số bꦕệnh nhân.
Hiện, bệnh viện tạm phong tỏa khu🎐 vực điều trị nội trú bệnh lao để rà soát lại toàn bộ các khoa, phòng khác. Tất cả mẫu xét nghiệm những người còn lại kết quả đều âm tính lần một, theo Sở Y tế TP HCM.
Tron๊g đợt bùng phát dịch lần này, ba bệnh viện khác ở TP HCM cũng phải phong tỏa, gồm Bệnh viện quận Tân Phú, Nam Sài Gòn, Bệnh Nhiệt đới.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là tuyến cuối, chuyên bệnh phổi và lao của TP HCM. Nơi này đang thực hiện theo mô hình "tách đôi" bệnh viện theo chiều dọc. Một nửa vẫn là các phòng khám và các khoa lâm sàng, cận lâm sàng phục vụ điều trị người bệnh lao và bệnh phổi không do lao; nửa còn lại là "Đơn vị điều trị Covid-19", tiếp nhận bệnh nhân mắc Covid-19, từ ngày 13/6.
Hiện, Sở Y tế TP HCM quyết định triển khai mô hình điều trị "tháp ba tầng", bệnh viện này thuộc tầng ba của hình tháp, chuyên 🌳tiếp nhận hồi sức chuyên sâu đối với các trường hợp Covid-19 nặng và nguy kịch.
Hiện, công suất giường điều trị Covid-19 lên 10.000. Cá🍌c bệnh viện tꦉhành phố đang điều trị 3.389 bệnh nhân, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, tính đến sáng 30/6.