Báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, kể từ khi được cấp phép vào năm 2006 đến nay, có hơn 270 triệu liều văcxin ngừa HPV được phân phối trên toàn cầu. Uỷ ban Tư vấn về An toàn Văcxin Toàn cầu (GACVS) đã 6 lần 🗹xem xét dữ liệu về độ an toàn của văcxin ngừ⛦a HPV trên hàng triệu người tại Anh, Mỹ, Đan Mạch, Thuỵ Điển...
WHO chưa ghi nhận bất thường nào về sản khoa, sức khỏe bà mẹ và t💎hai nhi, các hội chứng đau 🌌và rối loạn vận động, hay nguy cơ huyết khối tắc tĩnh mạch. GACVS cũng giải thích tình trạng ngất hiếm gặp là do tâm trạng lo âu trong lúc tiêm phòng.
Báo cáo cũ♔ng đưa ra những tín hiệu tích cực từ các chương trình tiêm văcxin ngừa HPV. M🔯ột số quốc gia đưa văcxin ngừa HPV vào chương trình tiêm chủng đã giảm được 50% số ca tiền ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung ở Nhật Bản, nơi tiêm phòng vắc xin HPV không được khuyến cáo, đã tăng 5,9% từ năm 2005 đến 2015.
Virus HPV (Human papilloma virus) là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và các bệnh lý sinh dục khác như mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo. Thống kê năm 2016 tại Việt Nam, mỗi ngày có 14 người mắc mới và 7 ngư🧸ời chết vì ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt 16%.
Văcxin ngừa HPV có thể giảm tới 70% ng꧃uy cơ ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, 🌊vẫn có không ít người lo ngại tác dụng phụ của loại văcxin này, sau khi nghe những thông tin trái chiều trên Internet. Trong báo cáo của WHO𝓀, Ủy ban Tư vấn Toàn cầu về An toàn Văcxin cũng bày ♌tỏ lo ngại các cáo buộc thiếu căn cứ sẽ gây tác động tiêu cực đến việc tiêm văcxin phòng bệnh ở nhiều quốc gia.
Theo Tiến 🌊sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM), văcxin ngừa HPV đã được thử nghiệm lâm sàng trên ít nhất 29.000 nam và nữ. Ngay cả khi được cấp giấy phép, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vẫn tiếp tục giám sá✱t chặt chẽ tính an toàn theo 3 cách khác nh൲au.
👍Thạc sĩ, bác sĩ Lê Quang Thanh - Giám đốc Bệnh việ🍬n Từ Dũ cũng cho biết: "Bất kỳ loại vắc xin nào trước khi được phép lưu h༺ành đều phải trải qua nhiều nghiên cứu và sàng lọc để khẳng định tính an toàn, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, sau đó mới đến yếu tố hiệu quả. Đối với văcxin ngừa HPV, hiện c📖hỉ quan sát thấy các tác dụng phụ tại chỗ như đau nhẹ nơi tiêm, sốt nhẹ. Đến nay đã có hàng triệu liều văcxin ngừa HPV được⭕ sử dụng trên thế giới, ngay cả con gái tôi cũng tiêm ngừa".
An San