Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, đặt tại phường Quảng ༺Tiến, thị xã Sầm Sơn, với tổng kinh phí hơn 290,5 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo tỉnh, khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc nhằm lưu giữ hình ảnh, hiện vật về sự kiện lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, thúc đẩy phát triển du lịch c𒁃ủa thị xã Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Quy mô dự án bao gồm khu lưu niệm (gọi là khu A) với diện tích khoảng 13.100 m2; khu lán trại trước kia là nơi ăn ở, sinh hoạt của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết (gọi là khu B) với diện tích 1.985 m2 và khu công viên v🀅ăn hóa du lịch (gọi là khu C) có diện tích 340.600 m2. Ngoài ra, còn có tuyến giao thông kết nối giữa khu A, B và C (gọi là con đường ký ức) dài gần 1,8 km.
Dự án do UBND thị xã Sầm Sơn làm chủ đầu tư và sẽ triển khai từ 2015 đến 2020. Về nguồn vốn, ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng khu A, khu B vàꦑ con đường ký ức với mức hỗ trợ không quá 18 tỷ đồng; còn lại UBND thị xã Sầm Sơn huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.
Sau Hiệp định Genève 1954, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn cùng nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã đón tiếp hàng trăm nghìn cán bộ, bộ đội, học sinh, sinh viên, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Cụ thể, trong bảy đợt (từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955) đã có 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia😼 đình cán bộ miền Nam tập kết tại Thanh Hóa. |
Lê Hoàng