Thông tin được Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bến Tre Cao Minh Đức cho biết hôm 24/11, sau c𒈔huyến khảo sát vị trí xây cầu Cổ Chiên 2 với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh.
Cầu Cổ C༒hiên 2 có tổng chiều dài 5 km, thiết kế dạng dây văng, điểm đầu tại xã An Qui (Thạnh Phú, Bến Tre) và điểm cuối tại xã Long Hòa (Châu Thành, Trà Vinh). Trong đó, cầ⛦u chính dài 2 km, quy mô 4 làn xe, phần còn lại là đường dẫn, dự kiến xây dựng bằng ngân sách Trung ương, hoàn thành năm 2030.
Công trình thuộc dự án đường ven biển kết nối Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh. Ngoài cầu này, trên tuyến còn có 2 dự án thành phần gồm cầu Ba Lai 8 qua tỉnh Bến Tre, kinh phí hơn 2.200 tỷ đồng, cầu Cửa Đại nối Bến Tre - Tiền Giang tổng mức đầu tư hơn 4𝐆.700 tỷ đồng.
Dài hơn 25 km, dự án đường ven biển nối Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh tổng mức đầu tư hơn 7.900 tỷ đồng từ vốn vay và ngân sách tỉnh đối ứng đang được tỉnh Bến Tre trình các bộ, ngành Trung ương. Điểm đầu dự án tại cầu Ba Lai 8 thuộc huyện Ba Tri, điểm cuối tại cầu ꧟Cổ Chiên 2 thuộc huyện Thạnh Phú, Bến Tre.
Tuyến đường này cũng nằm trong tuyến đường bộ ven biển miền Tây dài 740 km, từ Hà Tiên đi TP H๊CM đã được Chính phủ phê duyệt 13 năm trước. Dự án đi qua 7 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên 🌱Giang.
Khi toàn dự án hoàn thành sẽ giúp phương tiện đi từ từ Sóc Trăng, Trà Vinh quꦓa Bến Tre, Tiền Giang, Long An về TP HCM, ꧋rút ngắn khoảng cách hàng chục km, góp phần chia lửa, giảm ùn tắc, tai nạn cho quốc lộ 1 và quốc lộ 50.
Trước đó, cầu Cổ Chiên nối Bến Tre, Trà Vinh thông xe năm 2015, giúp giảm áp lực xe lưu thông trên quốc lộ 1 qua TP Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận, rút 🅘ngắn hành trì꧋nh gần 80 km từ TP HCM đến Trà Vinh, Sóc Trăng.
Hoàng Nam