Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết trẻ mắc bệnh tiêu chảy thường có tình trạng lượng nước trong phân không bình thường, đi tiêu trên ba lần một ngày. Do đó, bệnh có thể ảnh hưởng ngắn꧟ hạn 🐈và lâu dài tới sức khỏe, cần xử trí đúng để trẻ hồi phục tốt.
Uống đủ nước
Bước đầu tiên giúp trẻ bị bệnh tiêu chảy hồi phục là được bù đủ nước, muối khoáng, dinh dưỡng, có thể nhiều hơn so🔯 với khi chưa bị bệnh. Gia đình nên cho con ăn nhiều bữa hơn hoặc uống nhiều cữ sữa, dùng thức ăn mềm, lỏng, dễ hấ💎p thu và loại thức ăn em bé ưa thích, để dễ hồi phục hơn.
Trẻ em mắc bệnh tiêu chảy nên bù đủ nước, có thể u𓆏ống nước lọc, nước💯 hoa quả, sữa... để hồi phục cơ thể. Ảnh: Freepik
Ăn đủ dinh dưỡng
Bác sĩ Nam khuyên phụ huynh bổ sung đủ chất cần thiết như thịt cá, chất béo, bên cạnh đó bổ sung thêm vi chất như kẽm, canxi, men vi sinh... Ngườ൲i lớn không nên có tâm lý bệnh nhi tiêu chảy chỉ nên ăn cháo với muối để không đau bụng. Cách này gây suy dinh dưỡng, khó phục hồi nhanh, đặc biệt với🌺 trẻ nhỏ có bệnh nền. Gia đình cũng cần chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi để giảm tối đa nguy cơ tái mắc của em bé.
Theo bác sĩ Nam, bệnh tiêu chảy có rất nhiều ngu𝓀y cơ tái đi tái lại ở trẻ, vì liên quan trực tiếp đến đường ăn uống, môi trường đông đúc, như khu vui chơi đông, ở tập thể... Vì vậy, bác sĩ nhấn mạnh phụ huynh vấn đề vệ sinh của trẻ, trong đó có vấn đề vệ sinh hai bàn tay trẻ và người lớn; đảm bảo an toàn thực phẩm, không ăn tại hàng quán không đảm ꦅbảo hoặc sử dụng lại thức ăn cũ.
Dùng thuốc hợp lý và vệ sinh sạch
Phụ huynh nên cho con dùng thuốc hợp lý theo hướng dẫn chuyên môn, không lạm dụng kháng sinh. Đồ chơi của trẻ, các tay nắm cửa, mặt bàn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh🍌 đường tiêu hóa. ဣVì vậy, gia đình nên định kỳ khử khuẩn các vật dụng này.
Trẻ cũng cần có nhà vệ sinh sạch, đạt chuẩn khi đi tiêu. Môi trường vệ sinh sạch sẽ giúp giảm ꦛtối đa việc lây nhiễm bệnh cho nhiều trẻ.
Gia đình, nhà trường nên giữ nhà vệ sinh sạch bằng cách sát khuౠẩn thường xuyên các bề mặt, xả nước sạch sau khi sử dụng để hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Toilet cần đủ nước để làm sạch nguồn chất thải và thoáng khí; có đường dẫn đầy đủ để chất thải không bị ứ đọng, trào ngược 😼gây bệnh trở lại cho người sử dụng. Người lớn rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, nhằm hạn chế vi khuẩn lây từ bàn tay vào cơ thể.
Ngoài ra, trẻ nên vận động phù hợp với thể trạng. Vận động 🌟thể chất thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh🌜 và khi bệnh sẽ phục hồi nhanh hơn.
Chi Lê - Quế Anh
Dự án Vệ sinh học đường nằm trong chương trìn🐼h Ánh sáng học đường, với mục tiêu xóa bỏ nhà vệ sinh xuống cấp. Năm 2022, quỹ Hy vọng và Sanofi Việt Nam đã bàn giao 20 nhà vệ sinh mới, khang trang cho học sinh và giáo ☂viên huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; đồng thời tổ chức các hoạt động tập huấn, giáo dục về vệ sinh học đường.
Với mong muốn trẻ em vùng cao có điều kiện đảm bảo sức khỏe để học tập, quỹ Hy vọng với sự đồng hành của nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina tái khởi động dự án Vệ sinh học đường tại Đồng Văn, Hà Giang. Dự án đặt mục tiêu xây dựng 20 nhà vệ sinh đạt chuẩn, hỗ trợ hệ thống lọc nước sạch tại một số điểm trường, đồng thời phổ biến thói quen vệ sinh tốt cho các em học sinh. Để chung tay cùng dự án, độc giả tìm hiểu tại đây.