Ngày 11/8, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết 3ꩵ trẻ tử vong đều mắc những bệnh lý mạn tính kèm sởi, dẫn đến biến chứng nặng, được tích cực điều trị vẫn không qua khỏi. Trong đó, ca đầ♊u tiên là bé gái 3 tuổi, có bệnh nền suy giảm miễn dịch, chậm phát triển tâm thần vận động, suy dinh dưỡng, chưa được tiêm vaccine sởi.
Trẻ thứ hai là bé gái 4 tháng tuổi, hội chứng cushing, tăng tuyến thượng thận, chưa đủ tuổi tiêm chủng. Trường hợp🃏 còn lại là bé trai 7 tuổi, bị bệ🍃nh bạch cầu cấp dòng lympho đã ghép tủy, suy tim và suy thận mạn, đã tiêm chủng hai mũi vaccine sởi.
Từ đầu năm đến nay, các bệnh viện thành phố ghi nhận hơn 500 ca sốt phát ba𝓰n nghi sởi. T🥂rong đó, 262 ca xét nghiệm dương tính. Hơn 50% các ca bệnh ở tỉnh thành khác đến khám và điều trị.
Tính riêng các trường hợp có địa chỉ tại TP HCM, 201𝄹 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 116 cꦉa xét nghiệm dương tính với gần 28% là trẻ dưới 9 tháng tuổi, hơn 78% dưới 5 tuổi. Trong khi đó, từ năm 2021 đến 2023, thành phố chỉ có một ca xét nghiệm dương tính. Hiện, 48 phường xã ở 14 quận huyện ghi nhận ca bệnh sởi. Số bệnh nhân chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ hai mũi vaccine sởi chiếm đến 66%, nhiều trường hợp không rõ tiền sử tiêm chủng.
Theo thống kê của Viện Pasteur TP HCM đến൲ hết ngày 28/7, khu vực có 1.147 trường hợp sốt phát ban nghi sởꦛi. Trong đó, 481 ca có xét nghiệm dương tính. Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình hình trên, Sở Y tế yêu cầu các địa phương đẩy mạnh hoạt động tiêm bù, tiêm vét cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Các bệnh viện tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đảm bảo dự trữ đầy đủ thuốc điều trị, dịch truyền... Dự kiến, chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi triển kh༺ai trẻ từ 1 đến 5 tuổi, không kể tiền sử꧅ tiêm chủng, theo khuyến cáo của thế giới.
Sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ba💙n, dễ dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm nꦜão, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy... có thể gây tử vong.
Sởi cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể "quên" cách tự đề kháng trước các bệnh nhiꦕễm trùng và làm trẻ bệnh trở nên yếu ớt, đề kháng kém. Trẻ nhỏ chưa tiêm chủng, trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và người bị suy yếu hệ thống miễn dịch là những người có nguy cơ biến chứng nặng nếu mắc sởi.
Mọi người đều có thể mắc bệnh này, song chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tu𒆙ổi. Những trẻ không được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ là đối tượng đầu tiên của bệnh sởi. Khi đó, trẻ trở thành "cầu nối" lây nhiễm cho những người xung quanh, bao gồm người lớn chưa được chủng ngừa trước đây, trẻ nhỏ chưa đến tuổi chỉ định tiêm ngừa sởi và cả những người đã tiêm ngừa đủ hai mũi. Chỉ khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95% với hai liều vaccine, dịch bệnh sởi mới có thể được kiểm soát.
Mỗi năm, hàng trăm nghìn ca bệnh sởi được báo cáo từ nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2000 đến 2016 số ca sởi toàn cầu có xu hướng giảm rõ rệt. Tuy nhiên từ 2017 đến 2023, có những năm số ca được báo cáo tăng mạnh như năm 2019 hơn 873 nghìn cꦏa và năm 2023 hơn 663 nghìn ca. 7 tháng đầu năm nay, nhiều quốc gia, châu lục cũng cảnh báo sự gia tăng mạnhꩲ mẽ của bệnh sởi, khiến nhiều trẻ tử vong.
Theo Lu𒐪ật phòng, chống bệnh truyền nhiễm (ban hành năm 2007), sởi được xếp vào nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong, cùng với các bệnh sốt xuất huyết, tay chân mi☂ệng. Sởi cũng là một trong 6 bệnh truyền nhiễm được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ngay từ những năm đầu triển khai trong thập niên 1980.
Đến nay, sởi vẫn là một trong 11 bệnh truyền nhiễm phải được tiêm c𒈔hủng bắt buộc đối với trẻ em, gồm mũi thứ 1♔ tiêm lúc trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Bộ Y tế quy định tất cả trường hợp sốt phát ban nghi sởi đều phải được báo cáo và lấy mẫu làm xét nghiệm chẩn đoán xác định.
Lê Phương