Theo các chuyên gia quốc tế tại Hội nghị Quản lý Bệnh viện Châu Á 2016 diễn ra ở TP HCM ngày 7-8/9, Việt Nam và nhiều nước trong khu vực đứng trước khó khăn chung là sự thiếu hụt nguồn nhân lực y tế. Thực trạng dâ𓆉n số già đòi hỏi việc chăm sóc sức khỏe phải càng được tăng cường. Riêng Việt Nam đã có tới gần 30 triệu dân ở ngưỡng già hóa cần phải chăm sóc y tế trong tương lai.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết ngành y tế Việt Nam đang nỗ🥀 lực tăng cường quản lý bệ🃏nh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Theo ông Khuê, Việt Nam đang đẩy mạnh đào tạo nâng cao nguồn nhân lực y tế, tăng số giường bệnh để giải quyết quá tải ở nhiều chuyên khoa, đặc biệt như ung bướu, tim mạch, ⛎tiểu đường. Bên cạnh đó là sự tập trung phát triển các kỹ thuật cao để hội nhập quốc tế, giảm số người bệnh phải ra nước ngoài khám chữa bệnh. Các bệnh viện công lập bắt đầu bước vào giai đoạn tự chủ tài chí🍸nh, nâng cao chất lượng điều trị và quản lý.
Bộ trưởng Y tế Ng💃uyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nền y tế "công bằng, hiệu quả và chất lượng". Với 1.300 b♏ệnh viện, 250.000 giường bệnh, hơn 150 triệu người bệnh ngoại trú và 15 triệu người bệnh nội trú, 3 triệu ca phẫu thuật mỗi năm, yêu cầu quản lý chất lượng và an toàn người bệnh ở bệnh viện là rất lớn.
Bộ Y tế đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện trên cơ sở cập nhật kinh nghiệm của quốc tế và🐈 phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Ngành y đang cải các♛h thủ tục hành chính để giảm sự phiền hà cho người bệnh, thiết lập đường dây nóng để lắng nghe ý kiến phản hồi và kịp thời xử lý.
Hội nghị Quản lý Bệnh viện Cಌhâu Á 2016 lần thứ 15 được Việt Nam đăng cai tổ chức tại TP HCM, thu hút hơn 1.000 người từ 400 bệnh viện của 35 quốc gia. 104 diễn giả từ 22 quốc gia đã báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm quản l🌊ý bệnh viện.
Lê Phương