Trong xTour "Thanh niên 4.0" tổ chức tại ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội, các mentor của FUNiX và sinh viên cùng 🐷bàn về vấn đề học tập, việc làm, những cơ hội và thách thức.
Nguyễn Văn Đạt, sinh viên năm 2 khoa Công nghệ thông tin cho biết, đây là cơ hội để cậu và bạn bè thảo luận trực tiếp với những khách mời, là những đàn anh trong làng công nghệ như ông Lê Hồng Việt - Giám đốc Công nghệ T🐼ập đoàn FPT và ông Nguyễn Thành Lâm - Nguyên Tổng g﷽iám đốc FPT Software.
Tại sự kiện, sinh viên năm 2 Dương Trọng Nghĩa đặt câu hỏi về cơ hội của bản thân trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ: "Trừ số ít bạn rất giỏi ở trong nước hoặc các bạn đã được học tại 𒁏nước ngoài, đa phần nguồn lao động tương lai sẽ là sinh viên trình độ trung bình, khá trong nước. Các bạn đó có cơ hội trong bối cản🍌h 4.0 hay không?"
Trước cách đặt vấn đề của bạn Trọng Nghĩa, ông Nguyễn Thành Lâm cho rằng, nhờ có công nghệ và Internet, khoảng cách giữa Việt Nam với thế giới đã rút ngắn hơn bao giờ hết. Ngày na💛y, nhiều trường đại học hàng đầu thế giới cũng chia sẻ các khóa học miễn phí để sinh viên toàn có thể tham gia. Với điều kiện thuận lợi này, sinh viên trong nước có cơ hội tiếp cận kiến thức chất lượng không thua kém gì bạn bè quốc tế.
Về cơ hội việc làm, ông Lâm chia sẻ thêm, những sản phẩm công nghệ cao trê🍸n thế giới đều được phát triển trên cơ sở làm việc nhóm. Trong đó bên cạnh một số ít người rất xuất sắc, đều có sự tham gia, đóng góp công sức của nhiều lập trình viên bình thường. "Không cần bạn phải học tại MIT mới có cơ hội, các bạn học ĐH Mỏ Địa chất hoàn toàn có thể làm được", ông Lâm nhấn mạnh,
Theo ông Lâm, cáꦫc tiêu chí để tuyển dụng lập trình viên là kiến thức l♕ập trình, sức khỏe và quan trọng nhất là biết cách làm việc. Trong đó, các kỹ năng làm việc và kỹ năng mềm là yêu cầu mà các công ty công nghệ đánh giá cao.
Cùng quan điểm này, ông Lê Hồng Việt cho rằng, đây là thời điểm vàng của những người theo học ngành công nghệ thông tin, dù ở Việt Nam hay bất cứ đâu. ⛦"Chúng ta đang ở đầu sóng của cuộc cách mạng 4.0. Nếu biết cách tận dụng, chúng ta có thể tạo ra những cơn bão lớn", CTO FPT nhận định. Ông cũng tiết lộ yêu cầu tuyển dụng vào FPT hiện chú trọng bốn yếu tố: thái độ, khả năng tư duy, kiến thức nền tảng, khả năng làm việc nhóm.
Giám đốc công nghệ FPT cũng hé lộ cơ hội nghề nghiệp lớn cho sinh viên trong thời đại 4.0. Theo đó, trong tương lai, trí tuệ nhân tạo sẽ là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh nhất. "Hiện tại, trên thế giới chỉ có 22.000 người đang 𝔉làm về trí tuệ nhân tạo. Vậy, những vị trí tiếp theo sẽ là của các bạn. Hàng nghìn công việc mới sẽ được tạo ra bởi chính các bạn", ông Việt chia sẻ.
Suốt hai tiếng diễn ra hội thảo, nhiều vấn đề liên quan tới công nghệ cũng được các khách mời và sinh viên chia sẻ. Ông Lê Hồng Việt c𒉰ũng đã đưa ra bức tranh về thế giới tương lai 4.0 với thành phố, giao thông thông minh, y tế thông minh... Theo ông Việt, con người trong thời đại 4.0 sẽ không cò🧔n làm những việc lặp đi lặp lại mà sẽ tập trung vào những việc sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp hơn.
Tham dự chương trình còn có nhiều lãnh đạo, thầy cô của ĐH Mỏ Địa chất. Giáo sư, tiến sĩ Bùi Xuân Nam - Phó hiệu trưởng nhà trường nhận định: "Đây là chương trình ý nghĩa cho sinh viên không chỉ trong ngành🐟 công nghệ mà còn ở các lĩnh vực khác như kinh tế, đời sống, xã hội". Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đức Khoát, Trưởng phòng Đào tạo cũng cho biết, những chia sẻ trong chương trình giúp sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin có hướng đi rõ ràng hơn.
Sự kiện tại ĐH Mỏ Địa chất là xTour số 14 trong hành trình "Thanh niên 4.0", do ĐH phối hợp với cꦓác trường đại học trên cả nước đồng tổ chức. Chương trình đã gặp gỡ, giao lưu với 4.500 sinh viên nhiều trường đại học tại 13 tỉnh thành từ Nam ra Bắc, chia sẻ về tác động của cách m🔥ạng 4.0 và thúc đẩy nhận thức của người trẻ.
Nguyên Chương