Một trong các khoản tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng của tôi (số dư 300 triệu) sắp đến ngày tất toán. Tôi thấy lãi suất 7% tương đối ổn nhưng sợ thời gian tới kinh tế biến động thì đồng tiền cũng trượt giá mạnh hơn nên đang tính đến phương án đầu tư khác. Tôi đề cao an toàn nên dự định sau khi tất toán sẽ dùng số tiền này đầu tư vào các quỹ mở chứng khoán vì được giới thiệu tỷ suất sinh lời đến 15% một năm. Tôi thấy kênh đầu tư này nhàn hạ vì chuyên gia có kinh nghiệm thಞay mình quản lý tài sản, nhưng cũng vì thế mà tỷ suất sinh lời như quảng cáo khiến tôi hoài nghi.
Vậy giữa tiền gửi tiết kiệm và quỹ mở trong cùng một thời gian thì kênh nào an toàꦗn, sinh lời hiệu quả hơn? Tôi có nên chuyểnౠ toàn bộ tiền gửi tiết kiệm sang các quỹ mở không, hay có thể giải ngân bao nhiêu % cho mỗi kênh?
Chuyên gia trả lời:
Về cơ bản, cách thức hoạt động của quỹ mở là nhận tiền đầu tư từ cá nhân và tổ chức thông qua việc bán chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ trực tiếp từ quỹ hoặc qu🅺a đại lý phân phối (công ty chứng khoán, ngân hàng...). Số tiền này được công ty quản lý quỹ sử dụng đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các loại tài sản khác. Trong quá trình đầu tư, giá các loại tài sản này tăng giảm và làm thay đổi giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ. Việc mua bán chứng chỉ quỹ được xác định dựa trên NAV tại thời điểm đó.
Hiện Việt Nam có khoảng 34 quỹ mở, tuỳ theo mức độ chấp nhận rủi ro có thể chia làm ba loại: quỹ cổ phiếu (rủi ro và lợi nhuận cao), quỹ cân bằng (rủi ro và lợi nhuận tương đối), quỹ trái phiếu (rủi ro❀ và lợi nhuậ🧔n thấp).
So sánh giữa hai kênh đầu tư, tôi cho rằng tiền gửi tiết kiệm an toàn hơn vì bạn nhận được một mức lãi suất cố định, trong khi tỷ suất sinh lời của quỹ mở sẽ biến động theo thị trường. Quỹ cũng không cam kết con số cụ thể cho nhà đầu tư. Điều này đồng nghĩa khả năng sinh lợi của quỹ có thể cao hơn lãi suất tiền gửi rất nhiều nếu thị trường trong giai đoạn tăng trưởng tốt, và ngược lại có thể tạo ra mức lãi suất âm. Bạn có thể bán lại chứng chỉ quỹ bất cứ lúc nào theo NAV của quỹ tại thời điểm đó. Tuy nhiên, so sánh dài hạn 3-5 năm thì lợi nhuận từ quỹ thường hiệu♛ quả hơn so với tiền gửi tiết kiệm.
Trong giai đoạn thị trường chứng khoán biến động phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và khả năng hồi phục của nền kinh tế sau dịc🐷h, cơ hội nhiều nhưng rủi ro tiềm ẩn cũng không ít. Với một người chưa có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, bạn có thể xem xét đầu tư 20-30% số tiền vào quỹ mở. Phần còn lại tiếp tục gửi tiết kiệm hoặc đầu tư các kênh an toàn khác như trái phiếu doanh nghiệp.
Nếu là người thích an toàn, bạn có thể chọn các quỹ mở thiên về trái phiếu, công cụ tiền gử𝓰i thay vì cổ phiếu. Trước khi quyết định rót tiền, bạn nên tìm hiểu kỹ về quy m𒐪ô quỹ, phí quản lý, lịch sử sinh lời danh mục trong quá khứ.
Lý Thị Hiền
Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam