Ngay sau vụ thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên hôm 3/9, một số chính trị gia Hàn Quốc đã đề xuất việc tái triển khai vũ khí hạt nhân tới các căn cứ Mỹ tại nước này. Dưới thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ từng triển khai tới 950 đầu đạn hạt nhân tại Hàn Quốc để răn đe Triều Tiên, trước khi rút hết về nước năm 1991, theo National Interest.
Trong giai đoạn Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Tổng thống Mỹ Harry S. Truman từng có ý định ném bom hạt nhân để ngăn chặn cuộc phản công của Trung Quốc. Tới mùa xuân năm 1954, Mỹ triển khai oanh tạc cơ B-29 cùng 9 quả bom hạt nhân đến💜 đảo Okinawa, Nhật Bản. 🐓Tướng Matthew Ridgway, chỉ huy quân Mỹ ở Hàn Quốc, được cấp quyền tùy ý sử dụng những quả bom hạt nhân này nhưng ông đã từ chối.
Năm 1958, đạn pháo M442 trở thành vũ khí hạt💮 nhân đầu tiên xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên, khi các sư đoàn lục quân Mỹ tái cơ cấu theo mô hình "Pentomic". Theo đó, mỗi sư đoàn được tổ chức thành 5 đơn vị nhỏ, có thể độc lập tiến hành chiến tranh hạt nhân và thông thường.🍸 Đạn pháo M442 được phát triển cho lựu pháo cỡ nòng 203 mm, có tầm bắn gần 18 km và chứa đầu đạn hạt nhân W33 với sức công phá 12 kiloton, tương đương 12.000 tấn thuốc nổ TNT.
Lực lượng Mỹ cũng được trang bị pháo phản lực MGR-1 Honest John, loại vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên của Mỹ. MGR-1 có t💧ầm bắn 8-15 km, trang bị một đầu đạn hạt nhân W-7 với sức công phá 10 kiloton hoặc một đầu đạn W-31 mạnh tới 60 kiloton.
Đạn hạt nhân M442 và pháo MGR-1 có nhiệm vụ chặn đà tấn 🐈công của quân đội Triều ꧋Tiên, đủ sức xóa sổ hoàn toàn đội hình chiến đấu cấp lữ đoàn của đối phương, đồng thời tạo ra bụi phóng xạ gây ảnh hưởng trên diện rộng.
Cũng trong năm 1958, Mỹ triển💦 khai mìn hạt nhân dọc các hướng tấn công tiềm tàng của Triều Tiên. Với khối lượng chỉ 27 kg, đây là vũ khí nhỏ gọn, có khả năng cơ động cao nhưng mạnh ngang ngửa quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki.
Bên cạnh đó còn có 15 tên lửa hành trình MGM-1 Matador có tầm bắn tới 1.000 km, chứa đầu đạn hạt nhân 40 kiloton. Chúng được biên c꧒hế cho Đại đội tên lửa chiến thuật số 310 c💯ủa không quân Mỹ tại căn cứ Osan, với mục đích tấn công hủy diệt thủ đô Bình Nhưỡng và nhiều mục tiêu chiến lược của Triều Tiên. Tuy nhiên, Matador chỉ được triển khai trong thời gian ngắn trước khi bị rút về nước vào năm 1961.
Đến năm 1961, Mỹ đưa tên lửa phòng không MIM-14 Nike Hercules đến Hàn Quốc. Đây là tên lửa có tầm bắn 120 km, chứa đầu đạn hạt nhân W7 hoặc W31. Nó có khả năng bắn hạ đội hình mꦏáy bay quy mô lớn, cũng như đủ sức đảm nh🌜iệm vai trò tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Nike Hercules cũng là nền tảng để Hàn Quốc phát triển Hyunmoo-1, mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên của nước này.
Cùng thời điểm đó, không quân Mỹ thay thế tên lửa MGM-1 Matador💃 bằng dòng MGM-13 Mace. Chỉ sau một năm, Washington tiếp tục triển khai thêm tên lửa đạn đạo MGM-29 Sergeant có tầm bắn 120 km và mang đầu đạn có sức công phá 200 kiloton.
Trong khi đó, pháo không giật M28/29 Davy Crockett, loại vũ khí hạt nhân có sức công phá nhỏ 🐎nhất trong lịch sử, được triển khai tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1962-19🐭68. Mỗi quả đạn M388 của pháo Davy Crockett chỉ trang bị đầu đạn mạnh tương đương 10-20 tấn thuốc nổ TNT.
Ngoài ra, không quân Mỹ cũng triển khai các loại bom hạt nhân như B43, B57 và B61 cho tiêm kích F-4D Phantom II đón🔴g quân tại các căn cứ Osan, Kunsan và Kwangju. Đây là những vũ khí hạt nhân cuối cùng được Mỹ bố trí tạiꦫ bán đảo Triều Tiên, trước khi rút hoàn toàn vào năm 1991.
Những vũ khí hạt nhân chiến thuật triển khai tại Hàn Quốc đều có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, nhằm ngăn Triều Tiên xâm lược và phục vụ kế hoạch tấn công ph꧟ủ đầu Liên Xô có tên mã "SIOP". Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 của Mỹ tại căn cứ Kuns🐷an luôn duy trì phi đội 4 tiêm kích F-4D trang bị bom hạt nhân trong trạng thái trực chiến liên tục.
Trong giai đoạn cao điểm của thập niên 1960, Washington bố trí tới 950 đầu đạn hạt nhân các loại tại bán đảo Triều Tiên. Đến thập niên 1970, nước này bắt đầu rút bớt các loại pháo phản lực và tên lửa đạn đạo hạt nhân, chỉ để lạ🃏i bom hạt nhân ở lại. Các loạ🔯i vũ khí hạt nhân chiến thuật được Mỹ rút hoàn toàn vào năm 1991, đáp ứng thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và hòa giải giữa hai miền.
Duy Sơn