Tại lễ kỷ niệm 15 năm Giải thưởng khoa học L'Oréal - Unesco tổ chức chiều 9/9, tại Hà Nội, các nhà khoa học nữ trẻ từng được giải trong các năm, có dịp chia sẻ về kết quả nghiên cứu sau khi thắng giải. Ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện Unesco tại Việt Nam cho biết, trong 38 nhà khoa học nữ được tôn vinh, có những cá nhân xuất sắc đã tạo ra ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Ông kỳ vọng thông qua chương trình này sẽ ngày càng thu hẹp khoảng cách giới trong 𝓡lĩnh vực khoa học tại Việt Nam.
PGS Nguyễn Thị Hiệp, Trưởng khoa kỹ thuật y sinh, trường Đại học Quốc tế (Đại học quốc gia TP HCM) từng được Giải thưởng L'Oreal năm 2016 với đề tài nghiên cứu những phát hiện mới của loại vật liệu Titanium trong ngành nha khoa phục hồi. Sau đó năm 2018, chị được vinh danh nhà khoa học nữ trẻ tài năng của thế giới ở giải thưởng quốc tế L’Oréal – Unesco với công trình "Keo thông minh trong điều trị lành thương😼" giúp cầm máu, diệt khuẩn và tạm chữa lành vết thương.
Chị cho biết, sau khi đoạt giải nhóm nghiên cứu có cơ hội phát triển công trình khoa học thành nhiều💜 loại vật liệu có thể dùng để làm tái tạo mô. Hiện nhóm đi theo hai hướng⛎ là tái tạo gan ung thư và tái tạo xương khớp gối bị tổn thương. Theo PGS Hiệp, giải thưởng giúp nhóm nghiên cứu có nhiều cơ hội chia sẻ với giới học thuật, cộng đồng xã hội về hướng nghiên cứu của mình. Hiện, nhóm nghiên cứu của PGS Hiệp mở rộng từ 1 - 2 học viên cao học ban đầu, nay tăng lên với 7 nghiên cứu sinh, hơn 10 học việc cao học và 30 sinh viên tham gia. "Nhóm được kết nối các viện trường trong nước và quốc tế hợp tác nghiên cứu giúp các nhà khoa học nữ thỏa sức sáng tạo phục vụ cộng đồng", PGS Hiệp nói.
Bác sĩ CK2 Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng khoa Cơ xương khớp, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từng được giải L'Oreal năm 2015 với những nghiên cứu liên quan đến y học chính xác, tận dụng một cấu trúc tích hợp kết hợp giữa hệ gene, d🎃ữ liệu lâm sàng, bệnh lý kỹ thuật số và khoa học dữ liệu, hướng đến điều trị các bệnh ung thư, cơ xương và nội tiết.
Chị cho biết, sau khi được vinh danh🎃, n𝔍hóm có thêm nguồn kinh phí nghiên cứu, được nhiều đối tác ở Pháp, Australia, Mỹ chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực ung thư, bệnh cơ xương khớp của nữ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán ung thư vú cho nữ biết đến và hợp tác.
Giải thưởng khoa học L'Oréal - Unesco được trao cho các nhà khoa học nữ Việt Nam từ năm 2009. Chủ nhân các giải thưởng được hỗ trợ một phần kinh phí là 150 triệu đồng dùng vào việc nghiên cứu. Trong 38 nhà k꧋hoa học nữ đoạt giải, có ba người đã được trao giải Tài năng trẻ triển vọng quốc tế năm 2015, 2018 và 2022 vì những đóng góp nổi bật của họ trong lĩnh vực khoa học sự sống và khoa học vật liệu. Tuy nhiên đến nay Việt Nam chưa có nhà khoa học nào đoạt giải xuất sắc quốc tế của giải thưởng L'Oréal-Unesco for Women in Science.
Bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh, Phó tổng giám đốc L’Oréal Việt Nam, cho biết trong s🌞ố 38 nhà khoa học trẻ được giải thưởng, sau đó có ba người được phong hàm giáo sư, nằm trong danh sách top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á, hai chị được Tạp chí Fobers lựa chọn nhân vật có tầm ảnh hưởng.
Theo bà Trinh, điều quan trọng nhất của giải thưở𒉰ng là tạo mối liên kết giữa nhà khoa học trong nước với giới nghiên cứu thế giới, đưa công trình nghiên cứu lên tầm cao hơn. Bà mong muốn nhà khoa học nữ Việt Nam trong tương lai nhận được giải thưởng quốc tế cao nhất của chương trình này L'Oréal-Unes😼co for Women in Science trị giá 100.000 Euro. Nhiều nhà khoa học từng nhận giải thưởng quốc tế đều đồng thời nhận giải Nobel.
Theo bà Trinh, trong thời gian tới, giải thưởng sẽ mở rộng các hạng mục nghiên cứu về STEM như công nghệ, toán học để nhiều nhà khoa học Việt được nhận diện trên thế giới với đa dạng các lĩnh vực. "Chúng tôi tiếp tục nhận diện và vinh danh các nữ nhà khoa học trẻ giúp h🅷ọc có động lực theo꧃ đuổi đam mê, gắn bó lâu dài với hoạt động nghiên cứu trong tương lai", bà Trinh nói.
Vĩnh Hà