Những vấn đề ﷺnày được các chuyên gia nêu ra ngày 1/8, tại buổi Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông💎 Cửu Long lần thứ 2, năm 2022. Bốn điểm nghẽn này đang kìm hãm sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của vùng.
TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chín🌄h sách công và quản lý Fulbright, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết vùng đất này có điểm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trung bình dẫn đầu cả ♔nước năm 2017-2018 và chỉ sau Đồng bằng sông Hồng năm 2019-2020. Tuy nhiên, năm 2021 điểm PCI của vùng không bắt kịp các vùng khác. Miền Tây hiện đứng thứ 4 trong 6 vùng của cả nước (trên Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc).
Trong các cơ cấu tiêu chí PCI, miền Tây có 5 điểm mạnh: Tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động. Song, các chỉ số này chỉ chiếm 30% trong PCI. Ở các chỉ số còꦍn lại của vùng đa số yế𝓀u. Trong đó, ba chỉ số gia nhập thị trường, tính minh bạch, đào tạo lao động chiếm 45% PCI.
"Đây là điều quan trọng vì khi môi trường kinh doanh tốt chưa chắc nhà đầu tư đã tới. Còn ở bây giờ môi trường kinh doanh không tốt sẽ khó thu hút doanh nghiệp", ông Anh nꦦói và cho biết bài toán này rất quan trọng đối với lãnh đạo các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Kế đến, ông cho rằng vấn đề an ninh lương thực đang là thách thức lớn với miền Tây. Nhiều năm qua, Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, nhưng vì nhiệm vụ an ninh lương thực nên vùng vẫn giữ một diện tích đất lớn trồng lúa. Tuy nhiên, trồng lúa với diện tích nhỏ lẻ, khoảng 0,3 ha, khó cơ giới hóa, tăng năng suất, khꦕó giúp nông dân khá giả.
"Trên thế giới, tôi chưa thấy có nước nào giàu lên từ trồng lúa, nông nghiệp", chuyên gia này nói và cho biết các hạn chế về diện tích đất trồng lúa được nới lỏng, Việt Nam vẫn đáp ứng𝔉 được yêu cầu an ninh lương thực, đồng thời phát triển các hoạt động nông nghiệp khác năng suất cao hơn, tăng thu nhập.
Thách thức thứ ba, theo các chuyên gia là Miền Tây có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao nhất nước, khoảng 90%. Bốn năm qua, khu vực này có chỉ số đào tạo lao động trong trong nhóm thấp nhất nước. Vì thế, trong thời gian tới, vùng cần tập trung nâng cao số lượng, chất lượng, kiến thức và thái độ ngu꧑ồn nhân lực.
Liên quan hạ tầng giao thông, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, nói trong nhiều năm qua, đường bộ là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của vùng. Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ đường quốc lộ thấp 🐻thứ hai trong bảy vùng kinh tế của cả nước, với 2.562 km, tương đương gần 11%. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng diện tích, dân số cũng như đóng góp GDP của vùng cho cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 6,7% chiều dài đường cao tốc cả nước. Toàn vùng chưa có cảng b😼iển và trung tâm logistics đúng nghĩa. Vì thế hơn 70 % hàng hoá xuất nhập khẩu phải trung chuyển qua các cảng ở TP HCM, Đông Nam Bộ, khiến chi phí logicstics tăng 10-40💎%, làm hàng hóa giảm khả năng cạnh tranh.
"Một ưu tiên hàn🌃g đầu của Đồng bằng sông Cửu Long, trong 10, thậm chí 20 năm tới cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, g✅iảm chi phí vận chuyển, thu hút nhà đầu tư", ông Lam nói.
Theo báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 2, năm 2021, tác động của Covid-19 rất nặng nề đối với vùng đất phía nam tổ quốc. Toàn vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm (-0,43%). Năm qua, miền Tây gh🦹i nhận 6 tỉnh trong tổng số 9 địa phương của cả nước tăng trưởng âm, .
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cuối châu thổ sông Mekong, rộng gần 4 triệu km 2 (khoảng 13% diện tích cả nước) và 18 triệu dân (19% dân số cả nước). Với hơn 2,5 triệu ha đất nông nghiệp, 700.000 ha nuôi trồng thủy sản, tạo công ăn việc làm cho 65% dân cư của vùng. Toàn vùng đóng góp 54% sản lượng lúa, cung cấ🧜p 90% gạo xuất khẩu; 70% thủy sản và 60% trái cây của cả nước.
Cửu Long