Phiến quân Syria sở hữu tên lửa vác vai Igla
Bộ Quốc phòng Nga đang yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ trong việc thu thập động cơ cường kích Su-25 bị bắn rơi ở tỉnh Idlib của Syria hôm 3/2 để xác định loại tên lửa phiến quân sử dụng trong vụ việc, Defense World hôm qua đưa tin.
Chiếc Su-25 bị bắn rơi bằng tên lửa phòng không vác vai (MANPAD), loại vũ khí đã được lực lượng đối lập Syria sử dụng từ khi nội chiến nổ ra. Chuyên gia quân 🀅sự Vad🦂im Saranov cho rằng phiến quân có nhiều nguồn khác nhau để sở hữu loại vũ khí phòng không uy lực này.
Libya
Sau chiến dịch quân sự của NATO lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi, các chuyênཧ gia quân sự đã nhiều lần cảnh báo việc kho vũ khí của Libya, trong đó gồm nhiều tổ hợp MANPAD, bị tuồn♔ tới các vùng chiến sự.
"Sau khi ông Gaddafi bị lật đổ, phần lớn kho vũ khí của quân đội Lybia đã bị đánh cắp. Vào năm 2011, truyền thông phương Tây tiết lộ khoảng 20.000 tên lửa phòng không đã biến mất khỏi các nhà kho của quân đội Libya༒, hàng trăm tổ hợp MANPAD đã được đưa sang nước khác", chuyên gia Saranov khẳng định.
Số tên lửa này có thể được bán trên thị trường chợ đen và cuối cùng đến tay các n𒅌hóm phiến quân Hồi giáo cực đoan đang hoạt động trên chiến trường Syria.
Đông Âu
Đông Âu cũng là nguồn cung tên lửa lớn cho phiến quân tại Syria. Nghị sĩ Nga Igor Morozov, người từng phục vụ trong lực lượng tình báo đối ngoại, tỏ ý nghi ngờ loại MANPAD dùng trong vụ bắn rơi chiếc Su-﷽25 có nguồn gốc từ Ukraine.
"Mùaꦰ thu năm ngoái, một kho đạn của quân đội Ukraine ꧅tại Kalinovka đã xảy ra cháy lớn. Kiev không ngoại trừ khả năng vụ cháy là âm mưu che giấu việc hàng trăm tên lửa được tuồn trái phép ra ngoài, sau đó rơi vào tay lực lượng khủng bố tại Syria thông qua nhiều kênh khác nhau", ông Morozov tuyên bố.
Các nhà quan sát cũng tỏ ra quan ngại về việc Bulgaria bán lượng lớn vũ khí cho các🔯 quốc gia Trung Đông và rơi ꦛvào tay các nhóm khủng bố qua nhiều con đường khác nhau.
Sofia đang nắm công nghệ và giấy phép sản xuất các loại MANPAD như Strela-2M, Strela-3 và Igla-1. "Bulgaria chẳng hề lo ngại khi trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho các nhóm phiến quân đối lập tại Syria", ông Viktor Khramchikhin, phó🥂 giám đốc Học viện Phân tích Chính trị và Quân sự tại Moscow, khẳng định.
Châu Á
Năm 2013, các tay súng Quân đội Syria Tự do (FSA) đăng video bắn rơi hai trực thăng Mi-8/17 tại Deir ez-Zor và Aleppo bằng tên lửa FN-6. Đây là mẫu MAN🍬PAD do Trung Quốc sảꦛn xuất dựa vào nền tảng tên lửa Igla-1. Một năm sau, FN-6 cũng được tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sử dụng tại Iraq.
Giới chuyên gia Nga cho rằng loại MANPAD này đã trải qua hành trình dài và phức tạp từ Trung Quốc tới Syria. "Trung Quốc bán các hệ thống này cho Sudan, sau đó chúng đư⛎ợc Qatar mua lại rồi mới chuyển đến Syria", giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xu hướng chiến lược Ivan Knovalov cho biết.
Ông Saranov nhận định còn có nhiều nguồn cung khác như Triều Tiên với hệ thống HT-16PGJ, loại MANPAD từng được phiến quân sử dụng ở Syria. "Đây có thể là các hệ thống bị phiến quân chiếm từ tay quân đội chính phủ Syria. Damascus từng mua hàng c😼hục tổ hợp HT-16PGJ từ Bình Nhưỡng hồi năm 2004", c🧔huyên gia Saranov cho biết.
NATO
Mỹ và đồng minh thường bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho các nhóm vũ trang chống chính phủ tại Syria. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng về việc𝄹 phiến quân Syria sở hữu các loại MANPAD𝕴 do Mỹ và Pháp sản xuất.
Hồi giữa tháng 1, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Mỹ đang bí mật cung cấp tên lửa phòng không vác vai cho lực lượng dân quân người Kurd ở Afrin. "Chỉ hai tuần sau, phiến🦄 quân Syria tuyên bố chiếm được một số tên lửa vác vai Igla từ tay người Kurd. Rất có thể đây đều là các vũ khí được Mỹ viện trợ", ông Saranov tuyên bố.
Nếu Washington bị phát hiện chuyển tên lửa FIM-92 Stinger cho dân quân người Kurd hoặc phiến quân, nó sẽ trở thành một vụ bê bối nghiêm trọn♔g. Vì vậy, phương án Mỹ lựa chọn có thể chỉ cung cấp các loại MANPAD hệ Liên Xô, vốn được mua từ các quốc gia Đ♊ông Âu, nhà phân tích Ivan Knovalov nhận định.
Lã Linh