Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc kiêm Trưởng Khoa Ngoại Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết bệnh nhi chào đời ngày 15/6 tại Bệnh viện Từ Dũ TP HCM với khối bướu bẩm sinh rất lớn, chiếm trọn vùng cổ bên phải, lan lên cả vùng mặt✨. Bé được nhanh chóng chuyển qua Nhi đồng 1 để theo dõi.
Kết quả chụp CT Scan cho thấy khối bướu bao quanh mạch máu lớn. Nếu không tìm được mạch máu lớn để phẫu tích🐠 từ từ thì có khả năng vô tình cắt luôn mạch máu, ảnh hưởng đến tính mạng bé ngay trên bàn mổ. Vùng mặt cổ lại tập trung nhiều dây thần kinh, trong quá trình mổ nếu có sang chấn, tổn thương dây thần kinh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não sau này, gây liệt mặt, méo miệng... Đặc biệt khối bướu lại không nằm độc lập mà lấn sâu vào lớp cơ vùng cổ, gây khಌó🐈 khăn cho vấn đề phẫu thuật.
"Mục t🐬iêu là phải ✨lấy khối bướu ra ngoài mà hạn chế thấp nhất thương tổn, đặc biệt là các dây thần kinh, các bó cơ. Khối bướu lớn chứa trong đó nhiều nang nhỏ đi sâu vào vùng miệng, nếu mổ sót lại cái nang nào sau này sẽ phát triển lớn dần gây nguy hiểm", bác sĩ Hiếu phân tích.
Theo bác sĩ Hiếu, với thời gian mổ dự kiến kéo dài ở bệnh nhi 15 ngày tuổi, cân nặng hơn 3 kg, êkíp gây mê phải cẩn trọng tối đa để đảm bảo an toàn. Nếu không phẫu thuật sớm, khi em bé lớn🦄 khối bướu sẽ lớn dần theo. Chưa kể tình trạng khối bướu nhiễm trùng làm phẫu thuật khó khăn. Đặc biệt khối bướu chèn vào đường thở bất kỳ lúc nào, nếu không phát hiện kịp thời em bé có thể ngưng tim.
Trải qua hơn 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ tách thành công khối bướu 10x15 cm ra khỏi mạch máu, thần kinh, khí quản﷽, sàn♓ miệng của bé. Sau mổ, các thông số trên máy đều ổn, vấn đề sinh hiệu về mạch, huyết áp, tri giác tương đối tốt. Bé hồng hào, được giúp thở trong vài ngày đầu.
Mỗi năm Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận mổ khoảng 20-30 ca bệnh tương tự nhưnওg bướu rất lớn thế🐟 này thì chỉ vài ca.
Lê Phương