Mới đây, tình cờ đọc được thông tin mà lòng tôi cứ thấy nao nao khó chịu. Hai vợ chồng Việt kiều phải trả chừng ấy tiền cho h🃏ai bát phở tại Hà Nội sau khi nhận được thái độ đe dọa, hung hăng của chủ quán.
Kể ra, chuyện "chặt chém không sợ mẻ dao" như thế không hiếm ở các thành phố lớn, tập trung nhiều khách du lịch như Hà Nội và TP HCM. Năm 2011, tôi có chuyến công tác tại Hà Nội, tuy chỉ hai tuần nhưng tôi đã chứng kiến và được trải nghiệm khá nhiềuꦏ trường hợp buôn bán, dịch vụ thiếu đạo đức như t𝐆hế.
Từ🍌 khách sạn đến văn phòng, tôi dừng lại mua thuốc lá ven đường. Theo thói quen, tôi gọi "một gói ba số Việt Nam" và cái giá tôi phải trả là 30.000 đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau, khi học được kinh nghiệm, tôi cố nhại giọng Bắc và dùng từ khác đi, "một bao nội địa". Cùng một điểm bán, cùng một người bán, lại có kết quả khác nhau rõ rệt, chỉ 18.000 đồng mà thôi.
Lại một chuyện khác. Chúng tôi hai người giọng miền Nam bước lên taxi đi đến văn phòng chi nhánh của cơ quan. Lượt đi và về trên hai hãng taxi khác nhau, hai mức giá chỉ xê xích vài nghìn đồng. Tôi đã nghĩ đó là hợp lý. Nhưng lần khác đón taxi với một cậu người Hà Nội, ꦫcùng một nơi xuất phát và điểm đến, quãng đường chợt ngắn hơn rất nhiều và chi phí chỉ còn 1/4 số tiền lần trước.
Có câu chuyện khác khá hài hước do anh bạn kể mà t💧ôi vẫn n🤪hớ. Cách đây lâu rồi, công ty cử anh và một nhóm công tác tại Hà Nội. Sáng ngày đầu tiên không có lịch họp nên cả nhóm ngủ dậy trễ. Thế là người dậy trước tự ăn sáng tại một hàng bún mọc kế bên khách sạn, sau đó ngồi cà phê chờ người dậy sau.
Kết quả thật bất ngờ khi cả nhóm 4 người tụ tập đầy đủ. Cùng một cửa hàng, cùng một món bún mọc lần lượt trước sau mỗi người đều trả với giá khác nhau. N𓆏gười đầu tiên trả 15.000 đồng, sau đó 20 nghìn, 30 nghìn và cuối cùng là 35.000 đồng, trong khi giá bán nguyên bảnꦦ của bát bún chỉ 10.000 đồng.
Sao thế 🎃nhỉ? Cứ như là giữa các hàng quán có quy định thống nhất với nhau là khi gặp người miền khác đến thì phải "chặt" phải "chém" cho thỏa.
(Xem thêm: )
Xin đừng hiểu lầm rằng tôi đang "vơ đũ🐲a cả nắm" hay "phân biệt vùng miền". Cá nhân tôi nghĩ các hàng quán dịch vụ tại Sài Gòn cũng "khắc nghiệt" với khách hàng không kém, đặc biệt là 🍷khách du lịch. Chỉ vì tôi là người địa phương nên không cảm nhận được sự phân biệt đối xử đó mà thôi.
Nếu được lựa chọ🌊n, tôi sẽ bình chọn cho Đà Nẵng là thành phố du lịch tiêu biểu. Ở Đà Nẵng tôi hoàn toàn tự tin khi bước ra đường mà không lo lắng suy nghĩ về những chiếc "máy chém" ẩn nấp đâu đó. Tôi không phải🌺 "nhại giọng" đến trẹo quai hàm, không phải vắt óc tìm "từ khoá" an toàn.
Đó là những câu chuyện của chúng tôi, cùng người Việt Nam chỉ khác vùng miền. Vậy còn những khácꦉh du lịch tóc vàng, m⛄ắt xanh, không biết nửa câu tiếng Việt thì trải nghiệm đó còn kinh khủng đến thế nào?
Liệu họ có thèm quan tâm góp ý cho cơ quan chức năng hay đơn giản là tự hứa với lòng mình rằng địa điểm này sẽ không bao giờ quay lại lần nữa trong đời? Vậy còn... những ngườ𝕴i Việt Nam "ăn xổi ở thì" kia có hiểu được hành động của họ chính là đang đập vỡ đi chén cơm của mình?
Tại hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm của Bộ Văn hoá, Thể thao &Du lịch diễn ra ngày 3/7 tại Hà Nội, Bộ trưởng có nói rằng: Khách du lịch sụt giảꦡm 11,3% trong 6 tháng đầu năm. Xin thưa Bộ trưởng, nếu không có những hành động quyết liệt, tôi tin rằng con số đó mới chỉ ⛎là khởi đầu.
>> Xem thêm:
‘Bị phạt 20 triệu vì tính hai bát cơm 60.000 đồng’ nóng nhất mạng XH trong ngày |
Chia sẻ bài viết của bạn về cuộc sống tại đây.